Thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam tăng nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 62 - 63)

2.2. Đánh giá về thực trạng nguồn vốn tích lũy giai đoạn 1986 – 2010

2.2.2.4. Thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam tăng nhanh

Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và có mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 - 2010.

Bảng 2.13: Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (% GDP)

Năm Số Bội chi (tỉ đồng) Bội chi so với GDP

2001 25.885 4,67%

2002 25.597 4,96%

2003 29.936 4,9%

2004 34.703 4,85%

2007 56.500 5%

2008 66.200 4,95%

2009 142.355 6,9%

2010 119.700 6,2%

Nguồn: Tổng cục thống kê, tổng hợp từ niên giám thống kê, năm 2010.

Đặc biệt những năm gần đây, thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ

cuối năm 2007 lên tới 57,3% GDP vào cuối năm 2010. Cùng thời gian đó, nợ nước ngồi của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần 42% GDP [4, tr.3].

Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài cịn làm xói mịn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mơ của chính phủ. Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và của các nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính phủ trước sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt. Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô, và do vậy, làm giảm nguồn vốn tích lũy và duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)