2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
2.3.1.4. Cải cách chính sách lãi suất
Do ở Việt Nam vốn khan hiếm, nên cải cách giá vốn hay lãi suất là một biện pháp quan trọng được áp dụng để thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa. Tuy vậy, trước đổi mới, rõ ràng việc áp dụng biện pháp này là hết sức thiển cận. Nó đã gây ra hàng loạt các vấn đề như thiếu vốn trầm trọng, phân bổ vốn không hiệu quả và ngăn cản tăng trưởng kinh tế. Kết quả là, thay vì co hẹp lại, khoảng cách về phát triển càng lớn hơn. Để giải quyết những vấn đề này, lãi suất phải phản ánh để điều chỉnh tình hình cung cầu vốn trên thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng vốn một cách hợp lý và công nghệ một cách tiết kiệm. Trong thực tế, đây là những mục tiêu của cải cách chính sách lãi suất hướng thị trường.
Một biện pháp đã được áp dụng trong cải cách lãi suất của nước ta là điều chỉnh lãi suất. Sau năm 1986, khi bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế, lãi suất đã được điều chỉnh và khôi phục lại các khoản tiết kiệm có bảo đảm. Các biện pháp này đã đạt mục tiêu dự định là ngăn chặn luồng tiết kiệm từ các ngân hàng của nhà nước sang các công cụ tài chính ngồi quốc doanh, tình trạng lạm phát và thiếu vốn đầu tư dần được giải quyết, các cơng cụ tài chính ngồi quốc doanh phát triển tốt hơn và người dân đã tin vào sự đảm bảo giá trị các tài sản tài chính của họ.
Khó khăn chính trong cải cách chính sách lãi suất là những ràng buộc của chiến lược phát triển cũ, chức năng thương mại và chức năng chính sách của các ngân hàng nhà nước bị lẫn lộn với nhau. Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã đi đến quyết định thành lập các ngân hàng chính sách, những ngân hàng này chịu trách nhiệm với các giao dịch tài chính theo chính sách. Các ngân hàng nhà nước đang tồn tại sẽ được thương mại hóa và lãi suất nhận gửi và cho vay của các ngân hàng sẽ do thị trường quyết định.