Xác định lại vai trò của chính phủ chính phủ với tư cách là nhà đầu tư để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 100 - 110)

3.5. Một số kiến nghị

3.5.4. Xác định lại vai trò của chính phủ chính phủ với tư cách là nhà đầu tư để

Tình trạng thất thốt tài sản và phân quyền khơng chính thức trên thực tế đã làm giảm vai trị của chính quyền trung ương trong sở hữu và kiểm soát những doanh nghiệp nhà nước. Việc rò rỉ vốn nhà nước đã làm cạn kiệt nguồn lực của nhà nước, gây phương hại cho tính ổn định của nền kinh tế vĩ mơ. Trước tình hình đó, nhà nước cần phải bắt đầu xác định lại vai trò của mình trong nền kinh tế. Định hướng đó bao gồm việc chuyển từ quản lý trực tiếp tài sản của nhà nước sang tập trung vào quản lý đầu tư và chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Điều này bao gồm việc nhấn mạnh yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Những tiêu chí đánh giá các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào bảo toàn vốn nhà nước. Những văn bản về quản lý vốn nhà nước cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, và nêu chi tiết những cố gắng hiện nay để tách biệt quyền sở hữu và chức năng quản lý của các cơ quan chủ quản. Việc phân cấp quản lý và cơ cấu quản trị doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp xác định quyền của nhà nước với tư cách một nhà đầu tư trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước đang tiếp tục diễn ra. Nhà nước sẽ có ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp nhà nước theo những quy định áp dụng chung cho tất cả những cổ đông khác.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước gồm hai hướng rõ ràng, được gọi là “giữ các công ty lớn và thả các công ty nhỏ”. Những doanh nghiệp nhà nước nhỏ nói chung thuộc sự quản lý của các sở trực thuộc bộ chuyên ngành hoặc UBND hiện đang được đưa ra khỏi tầm kiểm soát của nhà nước với dự định khơng duy trì phần vốn nhà nước trong các công ty này. Việc này được thực hiện để giảm tác động vào ngân sách nhà nước do các doanh nghiệp hay bị lỗ mà chính phủ trung ương có í t sự kiểm sốt. Quá trình này giống như các chương trình tư nhân hóa tại những nước khác.

Những doanh nghiệp nhà nước lớn vẫn là một nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước, và các doanh nghiệp là cơng cụ thơng qua đó chính phủ có thể thực hiện những kế hoạch nhà nước và những chính sách kinh tế vĩ mơ. Những doanh nghiệp nhà nước lớn đó được nhóm lại thành những tổng công ty. Những ngành chiến lược cũng đã được xác định lại, liệt kê những lĩnh vực của nền kinh tế trong đó nhà nước sẽ giữ quyền kiểm sốt. Những tiêu chí để xác định xem nhà nước sẽ giữ quyền kiểm sốt những cơng ty trong những ngành này dựa trên mức độ đầu tư

của nhà nước và quy mô của công ty. Thêm vào đó những quy định để tái cơ cấu các tổng công ty nhà nước đã được ban hành. Trong khi nhấn mạnh nhu cầu chuyển đổi sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, những văn bản pháp luật này cũng nêu chi tiết cho nhà nước và tổng công ty mẹ một cơ chế kiểm soát dựa vào đầu tư.

Kết luận chương 3: Với tầm nhìn năm 2020 và xuất phát từ tình hình thực tiễn

của nền kinh tế nước ta, luận văn đã nêu ra những quan điểm về việc tăng cường nguồn vốn tích lũy và dự báo nguồn vốn tích lũy để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhấn mạnh định hướng và đưa ra những giải pháp, kiến nghị để nâng cao hơn nữa hiệu quả tăng cường nguồn vốn tích lũy phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đến năm 2020.

KẾT LUẬN

Quá trình CNH, HĐH ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu khá quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Trong đó, nguồn vốn tích lũy trở thành tiền đề quan trọng để nước ta tiến hành quá trình CNH, HĐH; các nguồn lực của đất nước ngày càng được tích lũy nhiều hơn và điều này đã làm cho khối lượng tổng đầu tư toàn xã hội gia tăng tạo điều kiện cho quá trình CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ hơn nữa.

Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn vốn tích lũy để CNH, HĐH đất nước. Trong đó, luận văn đã làm rõ khái niệm nguồn vốn tích lũy, cũng như vai trò và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nguồn vốn tích lũy. Phân tích lý luận về tích lũy tư bản của Karl Marx, lý thuyết kinh tế học hiện đại và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tích lũy vốn để CNH, HĐH. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc tích lũy vốn để CNH, HĐH và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trên cơ sở lý luận, luận văn đã phân tích thực trạng nguồn vốn tích lũy ở nước ta giai đoạn 1986 – 2010. Luận văn đã nêu những thành tựu đáng kể về tích lũy vốn giai đoạn 1986 - 2010 là làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; nâng cao hiệu suất tích lũy vốn của nền kinh tế; tích cực thu hút nguồn vốn nước ngồi để gia tăng tích lũy vốn của nền kinh tế; hình thành và phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông và thúc đẩy tích lũy vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì vẫn cịn những hạn chế như: mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế; hiệu quả sử dụng nguồn vốn tích lũy cịn thấp; thị trường tài chính phát triển chưa cao; thâm hụt ngân sách và nợ công tăng nhanh. Tiếp theo, luận văn đã phân tích được nguyên nhân của những thành tựu và nguyên nhân của những hạn chế. Rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn ở nước ta; từ đó xác định nhu cầu và những vấn đề đặt ra về nguồn vốn tích lũy để CNH, HĐH ở nước ta đến năm 2020.

Từ thực trạng và những vấn đề đặt ra về nguồn vốn tích lũy, luận văn đưa ra quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu để tăng cường nguồn vốn tích lũy cho tiến trình CNH, HĐH nước ta đến năm 2020: tăng trưởng kinh tế bền vững và nâng

cao năng suất lao động xã hội; đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu; tích lũy vốn qua ngân sách đầu tư; tích lũy vốn qua thị trường tài chính; tích lũy vốn từ các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình; nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu cơng trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp; giảm thâm hụt ngân sách và phân bổ vốn đầu tư hiệu quả; đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp trên là: Đảng và nhà nước nhanh chóng cải cách thể chế để nâng cao hiệu quả, năng

suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng giải

quyết nợ xấu và cải cách hệ thống ngân hàng; Chính phủ phải đi đầu trong việc thực hiện chính sách tiết kiệm; xác định lại vai trị của chính phủ - chính phủ với tư cách là nhà đầu tư để bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Nhìn chung, những giải pháp và kiến nghị đó bao hàm việc đổi mới và hoàn thiện một cách cơ bản nội dung của việc tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh ở nước ta đến năm 2020.

Với những kết quả nghiên cứu của luận văn: “Tăng cường nguồn vốn tích lũy để CNH, HĐH ở nước ta đến năm 2020” còn nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện như: thứ nhất, về mặt lý luận tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển lý luận tích lũy tư bản của Karl Marx trong điều kiện thực tiễn ở nước ta và thế giới trong tương lai; thứ hai, về mặt thực tiễn, nguồn vốn tích lũy trong luận văn chỉ mới đề cập đến vốn hiện vật và tiền tệ, chưa có nghiên cứu đến vốn con người và vốn xã hội ảnh hưởng đến quá trình CNH, HĐH.

Tác giả hy vọng rằng luận văn: “Tăng cường nguồn vốn tích lũy để CNH, HĐH ở nước ta giai đoạn 2011 - 2020” đóng góp phần nào vào mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại của Đảng ta. Tuy nhiên, với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong được sự góp ý của các quý thầy cô, nhà khoa học và đồng nghiệp để luận văn được bổ sung đầy đủ về mặt lý luận cũng như thực tiễn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đình Chúc, Nguyễn Thị Hà Trang (2011), “Mất cân đối tiết kiệm – đầu tư: hệ lụy và giải pháp”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 05 - 2011.

2. Đỗ Đức Bình (2011), “Một số ý kiến về định hướng chính sách nhằm thu hút FDI thực sự

có hiệu quả vào Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tạp chí kinh tế và phát triển”, số 163. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện chiến lược phát triển (2010), Tuyển tập các nghiên cứu về

phát triển và tổ chức lãnh thổ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ tài chính (2010), Bản tin nợ nước ngoài số 6, website của Bộ tài chính

www.mof.gov.vn.

5. David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch (2009), Kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Cành (1999), Vận dụng các mô hình tốn trong phân tích và dự báo kinh

tế, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình (2001), Đánh thức con rồng ngủ quên, kinh tế Việt Nam

đi vào thế kỷ XXI, NXB Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ Quang Việt (2002), Kinh tế Việt Nam đổi mới: những phân tích

và đánh giá quan trọng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

9. Phan Thành Dung, Vai trị của kinh tế ngồi quốc doanh trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 6-1996,

trang 50, 51.

10. Vũ Hoàng Dương (2011), “Một số vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi của Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 07 - 2011.

11. Lý Quang Diệu (2001), Bí quyết hóa rồng – Lịch sử Singapore 1965 – 2000, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, NXB Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, NXB

Sự thật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Sự thật, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Trần Thọ Đạt (2010), Giáo trình Mơ hình tăng trưởng kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

20. Trần Thọ Đạt (2011), “Vai trò của năng suất tổng hợp nhân tố trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, tạp chí kinh tế và phát triển, số 169.

21. Ngơ Đình Giao (1996), Suy nghĩ về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Trần Văn Giao (2008), “Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu cơng trong

các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam”, tạp chí kinh tế và phát triển, số

132.

23. N. Gregory Mankiw (1996), Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội.

24. Mác – Ăngghen toàn tập (1995), Tập 23 – 26, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Dương Thị Bình Minh, Bùi Thị Mai Hồi (2006), “Cân đối ngân sách nhà nước nhìn từ

26. Phạm Văn Năng, Trần Hồng Ngân, Sử Đình Thành (2003), Sử dụng các công cụ tài

chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm

2020, NXB Tp Hồ Chí Minh.

27. Phạm Xn Nam (1994), Q trình phát triển cơng nghiệp ở Việt Nam, triển vọng cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Paul A. Samuelson, William D. Nordhalls (2007), Kinh tế học, NXB Tài Chính, Hà Nội.

29. Nguyễn Sơn (2009), “Phát triển ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam sau khủng

hoảng tài chính tồn cầu 2008 nhằm thúc đẩy kênh huy động vốn của doanh nghiệp qua phát hành chứng khốn”, tạp chí kinh tế và phát triển, số 142.

30. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, NXBCTQG, 1999.

31. Yoshihara Kunio (1991), Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

32. Trần Xuân Kiên (1997), Tích tụ và tập trung vốn trong nước, NXB Thống kê,

Hà Nội.

33. Đinh Nguyễn An Khương (2008), “Chống lạm phát và nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước”, tạp chí tài chính, số 522.

34. Võ Đại Lược (1994), Chính sách phát triển cơng nghiệp của Việt Nam trong quá trình

đổi mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Võ Đại Lược (1996), Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa Việt Nam đến năm 2000, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Võ Đại Lược (1999), Những xu thế phát triển của thế giới và sự lựa chọn mơ hình cơng

nghiệp hóa của nước ta, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Võ Đại Lược (2011), Kinh tế Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

38. Cù Chí Lợi (2009), Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng tại Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

39. Nguyễn Đại Lai (2009), “Năm 2009: Thị trường vốn và kinh tế Việt Nam cần chuyển từ các bài thuốc chống lạm phát sang các bài thuốc giảm phát và chống suy thối một cách

đúng liều lượng”, tạp chí kinh tế và phát triển, số 142.

40. Nguyễn Phi Lân, Nguyễn Bích Ngà (2009), “Vai trị của thị trường tài chính đối với tăng

trưởng kinh tế Việt Nam”, tạp chí kinh tế và phát triển, số 142.

41. Jutin Yifu Lin, Fang Cai, Zhouli (1998), Phép lạ Trung Quốc – Chiến lược phát triển và

cải cách kinh tế, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

42. Dwingt H. Parkins (1994), Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng Rồng bay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Yasusuke Murakami, Hugh T Patrich (1991), Kinh tế học chính trị Nhật Bản, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Sa Sambo (1995), Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế: Một số vấn đề về chiến lược

huy động nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm trước mắt, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

45. Phan Thanh Phố, Vũ Anh Tuấn (1997), CNH,HĐH và kinh tế thị trường ở Việt Nam,

NXB Thống Kê.

46. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Nguyễn Văn Hà (2004), Những quan niệm khác nhau về

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm, nội dung cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Thống Kê.

47. Trần Văn Thọ (1997), Cơng nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á – Thái Bình

Dương, NXB Tp Hồ Chí Minh.

48. Tổng cục thống kê (1994), Số liệu công nghiệp Việt Nam 1989 – 1993, NXB Thống kê,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)