Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 93 - 98)

3.4.8.1. Thu hút FDI thực sự có hiệu quả

Nhiều nghiên cứu quốc tế và trong nước đã chỉ ra rằng hiện tại cũng như trong tương lai, các công ty xuyên và đa quốc gia vẫn giữ vai trò quan trọng nhất đối với FDI của thế giới và các nước tiếp nhận đầu tư. Trên thực tế, các TNCs vẫn có ưu thế vượt trội về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý, nghiên cứu và triển khai (R & D), khả

năng cạnh tranh và xâm nhập thị trường, … Xu hướng chung là các TNCs vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp ơ tơ, viễn thơng, dược phẩm, dầu khí, thiết bị điện, tài chính, xây dựng kết cấu hạ tầng, … Về các thị trường đầu tư, mặc dù Trung Quốc, Ấn Độ, Nga được đánh giá là những điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư, nhưng theo báo cáo của UNCTAD thì một số quốc gia Đơng Nam Á, trong đó có Inđơnêxia và nước ta vẫn duy trì tăng trưởng về FDI và do đó trong những năm tới, nước ta vẫn có thể duy trì tăng trưởng về FDI, cho dù các quốc gia này vẫn đang phải đối mặt với khủng hoảng toàn cầu.

Để có thể tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa thu hút FDI của các đối tác chiến lược, đặc biệt là các TNCs thuộc các quốc gia có trình độ phát triển cao vào thực hiện có hiệu quả và vững chắc quá trình CNH, HĐH đất nước, để đến năm 2020 nước ta thực sự trở thành nước cơng nghiệp có trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới, nước ta cần thực thi tốt một số chính sách thu hút FDI theo hướng sau:

- Điều chỉnh chính sách thu hút FDI theo hướng tập trung vào những ngành kinh doanh phù hợp với hướng chuyển đổi từ mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng sang theo chiều sâu.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể trên cơ sở chiến lược phát triển tổng thể của đất nước và chính sách phát triển ngành, vùng và lĩnh vực nhằm phát huy có hiệu quả nguồn nội lực, kết hợp với ngoại lực; sớm tạo ra những đầu tàu về công nghệ và tốc độ phát triển và lan tỏa tốt về công nghệ nhằm nâng cao mạnh mẽ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hóa của nước ta trên thương trường; sớm tạo dựng được các ngành vừa tạo ra giá trị gia tăng cao, vừa tạo ra những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thay thế nhập khẩu và hướng đến thị trường xuất khẩu và có sức cạnh tranh cao. Điều có ý nghĩa quyết định đến tính hiệu quả của đầu tư là cần phải có quy định rõ ràng, chi tiết về công nghệ sử dụng; cần xây dựng các căn cứ pháp lý thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ; đưa ra các biện pháp khuyến khích cụ thể cho các nhà đầu tư nước ngồi chuyển giao cơng nghệ vào nước ta.

- Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho lập, xây dựng và đánh giá các dự án đầu tư, cũng như hoạt động trong khu vực FDI. Đây là điều tiên quyết để nước ta có thể tiếp thu được cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, trình độ quản lý, … của các TNCs trên thế giới. Đi đôi với việc bồi dưỡng, đào tạo để có đội ngũ nguồn nhân lực có tính chun biệt, là những chuyên gia, những “nhân tài”, cần phải có cơ chế, chính sách

tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ tương xứng với trình độ năng lực, hiệu quả công việc đã thực thi.

- Thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho các đối tác đầu tư chiến lược với sự cam kết thực sự của nhà nước. Không ưu đãi đối với tất cả các nhà đầu tư, mà chỉ tập trung vào những đối tác ta cần để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta thực sự trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

3.4.8.2. Thu hút ODA thực sự có hiệu quả

Mặc dù cho đến hiện tại nước ta vẫn đang được đánh giá là một quốc gia sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn ODA và chỉ số nợ nước ngồi của nước ta tính đến hiện nay vẫn ln trong giới hạn an tồn (khoảng 30 - 33% GDP).

Quan điểm của Chính phủ nước ta đối với nguồn vốn ODA là triệt để, kiên trì theo đuổi chính sách quản lý nợ thận trọng. Chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản liên quan đến quản lý vay, trả nợ nước ngoài; xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu nợ, thu thập, báo cáo thông tin nợ; bảo lãnh, cho vay lại … Do vậy, trong bối cảnh ODA trên thế giới gia tăng, cùng với triển vọng khả quan của kinh tế nước ta, nguồn vốn ODA cho nước ta trong giai đoạn tới sẽ không ngừng gia tăng, nếu nước ta vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả tốt trong sử dụng nguồn vốn này. Nhưng lãi suất nguồn vốn ODA sẽ gia tăng do nước ta đã là nước có thu nhập trung bình. Nên vấn đề đặt ra cho nước ta trong lựa chọn chính sách đối với nguồn vốn ODA trong giai đoạn tới là:

- Xác định cụ thể lĩnh vực được ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA. Lĩnh vực được ưu tiên sử dụng ODA phải là lĩnh vực có tác động hỗ trợ, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, xét một cách tổng thể thì nguồn vốn ODA vẫn cần thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển, bởi nguồn vốn trong nước tuy đã được cải thiện, song vẫn còn hạn hẹp so với yêu cầu đầu tư lớn - đầu tư thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước như đồng bộ hóa, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng. Hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý, cải cách hành chính, hồn thiện hệ thống pháp luật.

Nhưng nếu vì quá coi trọng việc đầu tư những cơng trình lớn, hiện đại mà không đặt trong cân đối tổng thể với khả năng phát triển của nền kinh tế và khơng tính tốn được mức tăng trưởng kinh tế có đảm bảo khả năng trả nợ thì đó là một lựa chọn sai lầm. Nếu từ nay đến năm 2025, nước ta đạt mức tăng trưởng trung bình 7,2%/năm (ở mức này GDP tăng gấp đôi sau 10 năm), thì vào năm 2020 GDP bằng 2 lần GDP

năm 2010 và năm 2025 gấp 2,805 lần của năm 2000 (tức GDP vào khoảng 300 tỉ USD năm 2025).

Trong khi hiện tại vốn của hầu hết các siêu dự án mà nước ta đang dự kiến tiến hành trong 10 – 15 năm tới (metro thành phố Hồ Chính Minh, sân bay Long Thành, cảng container Văn Phong, đường cao tốc, đường sắt cao tốc, đề án tăng tốc độ phát triển công nghệ thông tin viễn thông, …) đều nhắm vào tiền vay nước ngồi trong đó chủ yếu là ODA, với tình hình như vậy, chưa tính đến dự án điện hạt nhân, thì nợ nước ngồi của nước ta sẽ không thể dưới 30 – 33% GDP trong tương lai, nếu không phải là cao hơn nhiều (40 – 45%). Bây giờ tính thêm 75% vốn vay cho các nhà máy điện hạt nhân (hãy tính với 75% của 40 tỉ USD là 30 tỉ USD), thì riêng khoản vay nước ngồi (tính đến năm 2025) sẽ chiếm khoảng 10% GDP.

- Tiếp tục ưu tiên sử dụng ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng, song cần có sự lựa chọn, cân nhắc kỹ hơn trên cơ sở tác động của dự án kết cấu hạ tầng đối với tăng trưởng và trong tương quan so sánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn nào: ODA hay đầu tư trong nước.

- Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn ODA phải là tiêu chí quan trọng hàng đầu cả trong đàm phán lẫn lựa chọn sử dụng.

- Cần hướng các đàm phán, ký kết nguồn vốn ODA nhiều hơn cho giáo dục và mơi trường, coi đó là định hướng chính sách thu hút, sử dụng ODA nước ta hiện nay. Một mặt giải quyết vấn đề nội tại đang đặt ra, mặt khác, phù hợp với kiểm nghiệm thực tiễn phát triển của nhân loại, rằng nguồn nhân lực là tài sản, là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự hưng thịnh của quốc gia và đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn được cho là đầu tư mang lại hiệu quả cao và bền vững cho phát triển.

3.4.8.3. Nâng cao hiệu quả vay và sử dụng vốn vay

Trong thời gian tới, để giảm thiểu những vấn đề đáng lo ngại về nợ nước ngoài, đảm bảo nâng cao hiệu quả vay và sử dụng vốn vay, cần phải thực hiện tốt cơng tác quản lý nợ nước ngồi theo các giải pháp sau:

Một là, chính phủ cần xây dựng và thực hiện chiến lược quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Việc làm này đặc biệt quan trọng đối với nước ta, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà mức độ nợ nước ngoài đang ngày càng gia tăng và hiệu quả sử dụng vốn vay chưa thật sự hiệu quả. Trong chiến lược quản lý nợ nước ngồi, cần xác định rõ mục đích vay,

những kết quả mong đợi, nhu cầu và khả năng huy động vốn vay, đối tượng sử dụng các khoản vay, các hình thức huy động vốn, mức lãi suất và các phương án sử dụng vốn vay hiệu quả. Tránh tình trạng vốn vay khơng được sử dụng đúng mục đích, đúng yêu cầu và hiệu quả sử dụng kém.

Hai là, cần làm tốt công tác hướng dẫn cùng với việc kiểm soát chặt chẽ và quản lý rủi ro để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, đặc biệt đối với các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Đây là việc làm quan trọng để đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ nước ngoài. Các khoản vay này cần dựa trên kết quả phân tích thận trọng về mức độ rủi ro và năng lực trả nợ của doanh nghiệp. Nên chỉ ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia. Đồng thời, cần kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, tiến độ trả nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, đặc biệt là tại các đơn vị sử dụng vốn vay trực tiếp như: các tổng cơng ty và tập đồn kinh tế nhà nước, các ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng.

Ba là, các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện tốt công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình thơng tin về nợ cơng nói chung, nợ nước ngồi nói riêng. Việc làm này, một mặt, để nâng cao trách nhiệm trong quản lý nợ nước ngồi, giúp Chính phủ có thơng tin và số liệu xác thực, trung thực, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp tổng thể bảo đảm tính bền vững của nợ nước ngồi và ngân sách nhà nước; mặt khác tạo được niềm tin, sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, và tăng khả năng huy động được mọi nguồn lực trong nhân dân… Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng này, cần phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng và quá trình quản lý vốn vay, hiệu quả sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ nước ngoài của quốc gia tới mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, thực hiện cơng khai, minh bạch, giải trình chi tiết về tình hình vay và trả nợ nước ngồi của quốc gia, của Chính phủ, của các chính quyền địa phương.

Bốn là, tổ chức thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn, khơng để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, mất kiểm soát. Muốn vậy, cần phải kiểm soát thường xuyên và nghiêm ngặt luồng vốn vào nước ta, nhất là các khoản vay thương mại. Xử lý dứt điểm nguồn vốn vay bị chi tiêu lãng phí, thất thốt, sử dụng sai mục đích, khơng đạt hiệu quả; gạt bỏ dự án rủi ro cao, khơng có điều kiện thu hồi vốn ..., chú trọng biện pháp giảm chi phí vốn vay. Đảm bảo cân đối giữa vốn vay và trả nợ, giữa huy động vốn vay nước ngoài với

vốn vay trong nước (vốn vay trong nước dưới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ, cơng trái quốc gia, tín phiếu kho bạc và vay nợ nước ngồi dưới hình thức ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế). Về lâu dài, điều chỉnh cơ cấu dư nợ của Chính phủ theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào vay nợ nước ngoài, tăng tỷ lệ nợ trong nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)