Giai đoạn 1996 – 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 41 - 51)

2.1. Tổng quan về nguồn vốn tích lũy giai đoạn 1986 – 2010

2.1.2. Giai đoạn 1996 – 2010

Tích lũy vốn trong giai đoạn 1996 – 2010 tiếp tục đạt được nhiều thành tựu nổi bật góp phần tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta bình quân 7 – 8%/năm. Song song với việc nước ta nâng dần tỉ lệ tích lũy và đầu tư nội bộ của nền kinh tế, chúng ta đã khai thác được các nguồn vốn bên ngồi như FDI, ODA và vay nợ. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, tác giả sẽ đi sâu phân tích mức tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế, thực trạng đóng góp của nguồn vốn FDI, ODA và vay nợ đối với quá trình CNH, HĐH nền kinh tế nước ta.

* Mức tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế:

Giai đoạn 1996 - 2000, các cân đối chủ yếu trong nền kinh tế đã được điều chỉnh thích hợp để duy trì khả năng tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống nhân dân.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP giai đoạn 1996 - 2000

Năm 1996 1997 1998 1999 2000

GDP danh nghĩa (tỉ đồng) 272.036 313.623 361.017 399.942 441.646 GDP thực (Giá 1994) 213.833 231.264 244.596 256.272 273.666

Nguồn: Tổng cục thống kê, tổng hợp từ niên giám thống kê, năm 2000.

- Đã cải thiện một bước quan hệ tích luỹ và tiêu dùng theo hướng tăng tích luỹ cho phát triển:

Tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP từ 18,2% năm 1995 tăng lên 27% năm 2000. Tổng quỹ tích luỹ tăng bình qn hằng năm trên 9,5%; toàn bộ tĩch luỹ tài sản so với GDP từ 27,2% năm 1995 được nâng lên 29,5% năm 2000 (bình quân 5 năm 1996 - 2000 là 28,5%).

Tỷ lệ tích luỹ trong tổng tích luỹ - tiêu dùng bình quân 5 năm là 26,8%; riêng năm 2000 khoảng 28,7%, tỷ lệ tiêu dùng tương ứng khoảng 71,3% [16, tr.230].

- Các cân đối tài chính - tiền tệ có tiến bộ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ và khai thác tốt các nguồn lực:

Ngân sách nhà nước bước đầu được cơ cấu lại theo hướng tích cực và hiệu quả hơn. Việc cải cách thuế giai đoạn 2 và triển khai thực hiện Luật Ngân sách đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách. Tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hằng năm trên 8,7%, cao hơn mức tăng bình qn GDP; trong đó thu từ thuế và phí chiếm 94,2%; mức động viên bình quân hằng năm bằng 20,3% GDP [16, tr.231].

Chi tiêu ngân sách nhà nước được cơ cấu lại theo hướng tiếp tục xoá bao cấp trong chi ngân sách, tăng chi đầu tư phát triển, xố đói, giảm nghèo, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế...; thu hút thêm nguồn lực của dân cư thông qua việc xã hội hóa một số mặt hoạt động kinh tế, xã hội, nhờ đó nhiều nhu cầu chi được đáp ứng tốt hơn. Tổng chi ngân sách nhà nước bình quân hằng năm bằng khoảng 24,2% GDP; trong đó chi cho đầu tư phát triển tăng bình quân hằng năm khoảng 14,6%, chiếm khoảng 27% tổng chi ngân sách; chi thường xuyên tăng bình quân hằng năm là 6%, chiếm 59%; chi trả nợ, viện trợ hằng năm chiếm khoảng 14% [16, tr.232].

- Đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn trong nước. Số cơng trình được đưa vào sử dụng nhiều hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây; năng lực của hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được nâng lên rõ rệt.

Tốc độ tăng hàng năm (%) 9.34 8.15 5.76 4.77 6.79

Tỉ lệ tiết kiệm/GDP 15.9 21.4 19.1 26.5 27.0 Tỉ lệ đầu tư/GDP 28.1 28.3 29 27.6 29.6

Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội thực hiện trong 5 năm (giai đoạn 1996 - 2000) khoảng 440 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 40 tỷ USD (theo mặt bằng giá 1995), tốc độ tăng bình quân 8,6%/năm; trong đó: vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chiếm 22,7%; vốn tín dụng đầu tư chiếm 14,2%; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chiếm 17,8%; vốn đầu tư của tư nhân và dân cư chiếm 21,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 24% [16, tr.233].

Nguồn vốn trong nước đã được khai thác khá hơn, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư, tạo điều kiện tốt hơn để tập trung đầu tư vào những mục tiêu phát triển nông nghiệp và nơng thơn, xố đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng.

Riêng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, ước thực hiện trong 5 năm (1996 - 2000) khoảng 100 nghìn tỷ đồng (theo giá 1995), đã tập trung hơn cho lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trong đó đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp khoảng 22,5%; cho công nghiệp 9,5%; cho giao thơng vận tải và bưu chính - viễn thông 29,8%; cho khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao 18,7%, cho các ngành khác 19,5% [16, tr.234].

Nhờ tăng đầu tư, số cơng trình được đưa vào sử dụng và năng lực của hầu hết các ngành tăng nhiều, kết cấu hạ tầng có bước phát triển khá, đáp ứng yêu cầu trước mắt và tạo được những năng lực gối đầu cho thời kỳ sau năm 2000.

Giai đoạn 2001 – 2005, nước ta tiếp tục giữ được các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP giai đoạn 2001 - 2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 GDP danh nghĩa (tỉ đồng) 481.295 535.762 613.443 715.307 839.211 GDP thực (Giá 1994) 292.535 313.247 336.242 362.435 393.031 Tốc độ tăng hàng năm (%) 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 Tỉ lệ tiết kiệm/GDP 27.8 31.3 30.6 32.0 34.5 Tỉ lệ đầu tư/GDP 31.2 33.2 35.4 35.5 35.6

Nguồn: Tổng cục thống kê, tổng hợp từ niên giám thống kê, năm 2005.

- Quỹ tiết kiệm tăng cao, tăng bình quân khoảng 9%/năm, đồng thời, quỹ tiêu dùng tăng 7%/năm (tiêu dùng bình qn đầu người tăng gần 5,7%/năm); nhờ đó đã có điều kiện vừa đẩy mạnh đầu tư phát triển, vừa cải thiện đời sống nhân dân.

Tiềm lực tài chính nhà nước ngày càng được tăng cường; thu ngân sách tăng trên 18%/năm, tỉ lệ GDP huy động vào ngân sách bình quân hàng năm đạt 23,8%, vượt kế hoạch. Tổng chi ngân sách nhà nước tăng trên 18%/năm; chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 30% tổng chi ngân sách; bội chi ngân sách hàng năm gần 4,9% GDP [17, tr.149].

Ngân hàng nhà nước, hệ thống Ngân hàng thương mại, Quỹ hỗ trợ phát triển và các quỹ đầu tư, ngân hàng chính sách, thị trường chứng khốn, hệ thống tín dụng nhân dân được chấn chỉnh, có bước phát triển, hiệu quả hoạt động tốt hơn.

- Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh, vượt mức dự kiến trên 30% so với kế hoạch (gấp 2 lần so với 5 năm trước). Vốn đầu tư của dân tăng nhanh; tỉ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP tăng từ 35,4% năm 2001 lên gần 39% năm 2005. Vốn đầu tư trong nước chiếm 72% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Đầu tư đã tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng. Lĩnh vực kinh tế chiếm 70% tổng vốn đầu tư tồn xã hội (nơng, lâm nghiệp và thủy sản trên 13%, công nghiệp và xây dựng trên 44%, giao thông, bưu điện trên 12%); lĩnh vực xã hội chiếm gần 27% (nhà ở, cấp thốt nước, cơng trình cơng cộng khác gần 14%, giáo dục, đào tạo gần 4%, y tế - xã hội trên 2%, văn hoá, thể thao gần 2%, khoa học và công nghệ trên 1%). Quy mô vốn đầu tư ở các vùng đều tăng; vùng nghèo, xã nghèo được Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hơn [17, tr.147].

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, xố đói, giảm nghèo, hỗ trợ các vùng khó khăn (đầu tư cho nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,2%; giao thông vận tải, bưu điện 27%; giáo dục, đào tạo 8,9%; y tế - xã hội 6,9%; văn hóa, thể thao 4,3%; khoa học và công nghệ 3,1%). Vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng nhanh, không chỉ phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ mà còn tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị [17, tr.148].

Giai đoạn 2006 – 2010, các cân đối kinh tế vĩ mô ở nước ta cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế trong những năm cuối kỳ kế hoạch. An ninh tài chính quốc gia được bảo đảm, ước tính đến cuối năm 2010 dư nợ chính phủ chiếm khoảng 44,5% GDP. Dư nợ ngoài nước của quốc gia so GDP ở mức an tồn cho phép. Chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Hệ thống ngân hàng thương

mại có sự phát triển cả về quy mơ và chất lượng tín dụng; tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của hầu hết các ngân hàng đều đạt chuẩn mực quốc tế trên 8%. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao trong những năm đầu của kỳ kế hoạch.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP giai đoạn 2006 - 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 GDP danh nghĩa (tỉ đồng) 974.266 1.143.715 1.485.038 1.658.389 1.980.914 GDP thực (Giá 1994) 425.373 461.344 490.459 516.568 551.609 Tốc độ tăng hàng năm (%) 8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 Tỉ lệ tiết kiệm/GDP 36.5 33.3 29.0 30.1 29.8 Tỉ lệ đầu tư/GDP 36.8 43.1 40.9 38.1 46.1

Nguồn: Tổng cục thống kê, tổng hợp từ niên giám thống kê, năm 2010.

Tổng vốn đầu tư được huy động đưa vào phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua theo giá hiện hành đạt khoảng 3.062 nghìn tỉ đồng (tăng 14,4% so với kế hoạch) bằng 42,7% GDP, gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước đó (2001 – 2005). Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Nhiều nhà máy công nghiệp lớn, kỹ thuật cao, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp được ra đời và đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở tất cả các vùng, miền trong cả nước [50, tr.52].

Vốn đầu tư xã hội thực hiện năm 2010 theo giá so sánh 1994 tăng 64,5% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 vốn đầu tư tăng 13,3%. Vốn đầu tư khu vực Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng 42% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 9,3%. Vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng 47,6% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 11,4%. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001-2005, đạt 42,7% GDP.

Thu ngân sách đạt kết quả tốt, tỷ lệ huy động thuế và phí vào ngân sách đạt 22,4% GDP. Bội chi bình quân 5 năm khoảng 5,5% GDP, cao hơn giai đoạn trước do chi mạnh để chống suy giảm kinh tế giai đoạn 2009 – 2010 [50, tr.53].

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam liên tục gia tăng, đóng góp tích cực phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Trong 5 năm 1996 – 2000, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vào thực hiện đạt khoảng 10 tỉ USD; gấp 1,5 lần so với 5 năm trước. Tổng vố FDI cấp mới và bổ sung đạt 24,6 tỉ USD; tăng so với cùng kỳ trước 34%. Cơ cấu thu hút vốn FDI ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta; tỉ lệ vốn FDI thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế tăng từ 62% năm 1995 lên 85% vào năm 2000. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã tạo ra 34% giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp, khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp trên 12% GDP của cả nước [16, tr.238].

Quy mô của vốn FDI cũng như tốc độ tăng của vốn FDI gia tăng qua các năm, nhưng chưa ổn định. Điều này được thể hiện rõ qua ba giai đoạn: phục hồi sau khủng hoảng Châu Á – Thái Bình Dương (2001 – 2004); giai đoạn tăng nhanh từ năm 2005 đến năm 2008; và giai đoạn suy giảm từ năm 2009 đến năm 2010.

Khu vực FDI có tốc độ tăng trưởng nhanh so với khu vực đầu tư trong nước, nhưng thiếu sự ổn định. (Thời kỳ 2001 – 2009, khu vực có vốn FDI có tốc độ tăng nhanh nhất, đạt 9,9%, gấp 1,42 lần so với khu vực trong nước. Nhưng tính ổn định khơng cao, do tác động của các cú sốc khó lường trên thế giới và cuộc suy thối kinh tế tồn cầu.

FDI tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm và địa phương có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi trong phát triển, nhưng tác động lan tỏa chưa đạt được như mong muốn. Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ và ở khu vực châu Á, nên tác động lan tỏa về cơng nghệ có hạn và do đó chưa có tác dụng nhiều đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Hiệu quả của khu vực FDI có chiều hướng giảm. Điều này được thể hiện ở chỗ hiệu suất sử dụng vốn (ICOR) thấp hơn bình quân của nền kinh tế, nhưng có dấu hiệu gia tăng, năng suất lao động của khu vực FDI đạt cao nhất trong nền kinh tế, nhưng tốc độ lại liên tục sụt giảm.

Bảng 2.5: Cơ cấu dự án và vốn FDI theo ngành kinh tế (ĐVT: %)

Năm 2000 2005 2007 2008 2009

nghiệp Công nghiệp 78,4 90,9 71,2 74,1 70,0 56,9 51,7 56,6 45,5 22,4 Dịch vụ 11,1 6,2 26,8 25,2 29,0 42,8 46,3 43,0 52,1 77,0

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [1, tr.36]

Đóng góp vào gia tăng quy mơ nền kinh tế có xu hướng tăng. Theo tính tốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đóng góp của khu vực FDI vào GDP của Việt Nam cao hơn hẳn mức trung bình của thế giới (18,3% so với 10,6%). Điều này cho thấy ảnh hưởng của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam là khá lớn.

Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của khu vực FDI có chiều hướng khơng biến động nhiều và có xu hướng giảm từ năm 2007 đến nay. Cụ thể là đóng góp vào tăng trưởng trong năm 2009 của khu vực này chỉ còn là 12,2%, giảm 5,3% so với năm 2000 và bình qn đóng góp của khu vực FDI giai đoạn 2001 – 2010 cho tăng trưởng là 16,4%.

Khu vực kinh tế có vốn FDI có vai trị đặc biệt quan trọng đối với xuất khẩu. Trong 5 năm 2001 – 2005, giá trị xuất khẩu không kể dầu thô đạt hơn 34,6 tỉ USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước đó. Trong năm 2009, nếu khơng có đóng góp của khu vực FDI thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cịn giảm nhiều hơn. Trên thực tế, trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI luôn chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Riêng năm 2010, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ, tổng giá trị FDI ròng là 10,9 tỉ USD, cao hơn cả mức trước khủng hoảng kinh tế (FDI ròng năm 2008 là 9,28 tỉ USD). Chính sách thu hút FDI trong hơn 23 năm qua đã có những thay đổi mạnh mẽ trên 04 mặt chính. Một là, sự thay đổi về nhận thức, tư duy và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực FDI; hai là, tăng tính cạnh tranh trong thu hút vốn FDI giữa các nước trong khu vực và thế giới; ba là, thực thi các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; bốn là, thực thi các chính sách FDI tác động đến môi trường kinh doanh và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)