Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, năng suất lao động thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 66 - 67)

2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế

2.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, năng suất lao động thấp

- Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, chủ yếu dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng:

+ Đóng góp của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn chiếm tỉ trọng lớn, đóng góp của khoa học cơng nghệ đối với tăng trưởng cịn khiêm tốn.

Với lực lượng lao động trẻ, dồi dào, nhưng chất lượng thấp nên mức đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng thấp. Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua nghiêng về yếu tố vốn hơn là yếu tố lao động. Là một nước đang phát triển rất thiếu vốn, nhưng nước ta đã và đang duy trì phương thức tăng trưởng dựa chủ yếu vào thâm dụng vốn. Các số liệu thống kê cho thấy, yếu tố vốn đóng góp 52,7% tăng trưởng GDP; gấp gần 3 lần đóng góp của nhân tố lao động (19,1%); đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp còn thấp (28,2%) [50, tr. 83].

+ Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng công nghiệp chủ yếu là gia công, hàm lượng công nghệ thấp và giá trị gia tăng thấp.

- Năng suất lao động thấp: năng suất lao động tuy có cải thiện nhưng còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua đã có chiều hướng tăng đáng kể. Năm 2008, năng suất lao động đạt 10,9 triệu

đồng; tăng 33,3% so với năm 2000. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì năng suất lao động của nước ta là thấp. Năng suất lao động của Trung Quốc và Thái Lan gấp lần lượt là 2,6 lần và 4,3 lần năng suất lao động của Việt Nam.

Do chất lượng tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động ở nước ta còn thấp nên dẫn đến việc tích lũy cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)