đến năm 2020
Mục này tổng hợp kết quả dự báo về tiết kiệm nội địa, nguồn lực vốn từ huy động bất động sản và tiết kiệm từ trước, FDI, ODA, FPI theo quy mô nguồn lực vốn và tỉ lệ nguồn lực vốn so với GDP. Nguồn lực vốn tích lũy dự báo là tổng dự báo tiết kiệm nội địa, nguồn lực từ huy động bất động sản, ODA, FDI, FPI và kiều hối.
Dự báo tiết kiệm nội địa trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng tiết kiệm nội địa trong mối quan hệ với GDP, với tiêu dùng cuối cùng. Tiết kiệm nội địa SD bằng GDP trừ đi tiêu dùng cuối cùng (C). Tiết kiệm nội địa bằng tổng tiết kiệm của dân cư
sách trừ đi chi thường xuyên (Cg). Tổng thu ngân sách là con số thu nhập từ niên giám thống kê nhiều năm. Dự báo trên cơ sở giả định và tính tốn theo mơ hình quan hệ giữa tỉ trọng đầu tư với tỉ trọng tiết kiệm chính phủ, tiết kiệm dân cư so với GDP. Mơ hình mơ tả mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, khi có nhu cầu đầu tư thì tăng tiết kiệm, ngược lại có tiết kiệm lại làm tăng đầu tư.
Dự báo FDI theo phương pháp tương tự lịch sử, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, tìm ra mối quan hệ giữa FDI so với GDP và tổng số vốn đầu tư, so sánh đối chiếu với kinh nghiệm các nước. Giả thiết của dự báo này là nếu quy mô GDP của Việt Nam vào năm 2020 vào khoảng 300 - 350 tỉ USD giá thực tế, thì tương tự như mức thu hút FDI trung bình của các nước có quy mô GDP tương tự sẽ là bao nhiêu.
Dự báo ODA vào Việt Nam dựa trên giả thiết các nước đang phát triển bình thường, thì ODA phụ thuộc vào mức thu nhập bình quân đầu người và hiệu quả sử dụng vốn vay ODA. Trên thực tế, Việt Nam được đánh giá là nước sử dụng ODA có hiệu quả. Giả thiết trong giai đoạn 2011 - 2020, truyền thống sử dụng ODA của Việt Nam trong thời gian qua (1993 - 2010) được giữ vững và có thể tốt hơn, thì khả năng tiếp nhận ODA so với GDP đến năm 2015 có thể là 2,02% GDP và đến năm 2020 khoảng 1,98% GDP.
Dự báo xu hướng FPI vào Việt Nam: để định lượng, phân tích quan hệ FPI với quy mô GDP của các nền kinh tế trong giai đoạn 1996 - 2005. Trong số các nước có quy mơ kinh tế lớn hơn 100 tỉ USD và nhỏ hơn hoặc bằng 400 tỉ USD. Dự báo đến năm 2015 bằng 1,06% GDP, năm 2020 bằng 1,39% GDP.
Dự báo về kiều hối: giả thiết 50% tổng kiều hối trở thành tiết kiệm cho đầu tư phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2011 - 2020, dự đốn dịng kiều hối trung bình hàng năm vào khoảng 6 - 8 tỉ USD.
Bảng 3.1: Dự báo nguồn vốn tích lũy giai đoạn 2011 – 2020
1.000 tỉ đồng giá năm 2008 Tỉ trọng các nguồn vốn (%)
2011 - 2015 2016 – 2020 2011 - 2020 2011 - 2015 2016 – 2020 2011 - 2020 Tổng số 5.535.787 7.677.932 13.411.633 Trong nước 4.572.501 6.140.896 10.911.310 100,0 100,0 100,0 Dân cư 2.978.990 3.977.181 7.123.075 65,2 64,8 65,3 Chính phủ 957.342 1.308.576 2.283.145 20,9 21,3 20,9 Đất và tiết kiệm từ trước 636.169 855.139 1.505.090 13,9 13,9 13,8 Ngoài nước 963.286 1.537.036 2.500.323 100,0 100,0 100,0 FDI 426.131 775.872 1.202.003 44,2 50,5 48,1 ODA 298.096 303.513 601.609 30,9 19,7 24,1 FPI 86.959 193.051 280.011 9,0 12,6 11,2 Kiều hối 152.100 264.600 416.700 15,9 17,2 16,6 Tổng số 100,0 100,0 100,0 Trong nước 82,6 80,0 81,4 Ngoài nước 17,4 20,0 18,6 Tổng số (tỉ USD) 308 427 745 Trong nước 254 341 606 Ngoài nước 54 86 139
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [1, trang 148].