Tóm lƣợc các nghiên cứu trƣớc đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 30 - 33)

Nguyễn Văn Thịnh (2010), nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến xác suất thoát nghèo bao gồm các yếu tố sau: Dân tộc, Giới tính của chủ hộ, Trình độ học vấn, Quy mơ hộ và số ngƣời sống phụ thuộc, Diện tích đất đai, Khả năng tiếp cận tín dụng, Khả năng tiếp cận các hạ tầng cơ sở thiết yếu.

Đỗ Thiên Kính và các tác giả (2001) cho rằng yếu tố dân tộc ảnh hƣởng chính đến nghèo đói khi nghiên cứu Mức sống dân cƣ Việt Nam 1993 – 1998. Các tác giả cho rằng năm 1993, với điều kiện các biến khác nhƣ học vấn, nơi cƣ trú không thay đổi, các hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số có xác suất nghèo là 32% và xác suất thốt nghèo chỉ là 8%.

Theo Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005), tại Ninh Thuận, những hộ có chủ hộ là nữ có khả năng thốt nghèo thấp hơn so với những hộ có chủ hộ là nam ( 27,1 % so với 35,6%), nhóm hộ này cũng có xác suất đƣợc xếp vào nhóm chi tiêu trung bình trở nên thấp hơn. Tƣơng tự, ở Bình Phƣớc, tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ sống trong cảnh

nghèo là 42,9%, cao hơn nhiều khi so với tỷ lệ nghèo của hộ có chủ hộ là nam giới, chỉ có 20,2%. Ngƣời nghèo thƣờng có học vấn tƣơng đối thấp, gần 90% ngƣời nghèo chỉ có trình độ phổ thơng cơ sở hoặc thấp hơn. Trong số ngƣời nghèo, tỷ lệ ngƣời chƣa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%, phổ thơng cơ sở chiếm 37%. Chi phí cho giáo dục đối với ngƣời nghèo cịn lớn, gây khơng ít khó khăn cho họ trong việc tiếp cận với giáo dục nhiều hơn. Học vấn thấp buộc chặt ngƣời nghèo với những cơng việc có thu nhập thấp trong nông nghiệp và hạn chế khả năng tìm đƣợc việc trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn hay ít ra là ổn định hơn.

Đỗ Thiên Kính và các tác giả (2001) khi nghiên cứu Mức sống dân cƣ Việt Nam 1993-1998 cho rằng hộ ở nhóm giàu có trình độ giáo dục cao hơn hộ nghèo. Số năm đi học trung bình của những thành viên (trên 5 tuổi) của hộ thuộc nhóm giàu là 8,2 năm so với 4,4 năm của nhóm nghèo. Đối với những hộ mà chủ hộ có trình độ đại học hoặc cao đẳng trở lên thì có tới ¾ số hộ thuộc nhóm giàu và có dƣới 1% số hộ thuộc nhóm nghèo. Vũ Hồng Đạt và các tác giả khác (2006) phát hiện thấy các hộ gia đình có chủ hộ đạt trình độ giáo dục cấp phổ thơng cơ sở có nhiều cơ hội thốt nghèo hơn so với hộ gia đình có đặc điểm tƣơng tự, song chủ hộ khơng có trình độ học vấn.

Theo kết quả nghiên cứu của Benedito Cunguara và Kei Kajisa tại tỉnh Zambezia và Sofala của Mơ – Zăm – Bích, năm 2002 và 2005, các yếu tố : hộ có nguồn thu nhập phi nơng nghiệp ; chủ hộ có số năm đi học cao hơn hẳn so với các hộ nghèo, quy mơ diện tích đất mà họ nắm giữ và chấp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất là những hộ thốt nghèo hoặc những hộ có điều kiện nhƣ trên là những hộ thuộc nhóm khơng phải hộ nghèo. Những hộ có cơ cấu thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp càng lớn, càng có khả năng thốt nghèo. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu thực tế tại vùng cận Sahara – Châu Phi, cái đó nhấn mạnh tầm quan trọng của thu nhập phi nông nghiệp trong việc giảm nghèo (Khandker S, 2001).

Theo Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005), ở Ninh Thuận, nhóm nghèo có quy mơ trung bình lên tới 5,72 ngƣời thì nhóm giàu chỉ có 3,88 ngƣời, tức quy mơ hộ nghèo cao hơn khoảng 1,8 ngƣời.

Phạm Vũ Lửa Hạ (2003), ở Việt Nam, ngƣời nghèo thƣờng bị hạn chế trong việc tiếp cận đƣợc với các nguồn tín dụng chính thức của Chính phủ, trong lúc các

nguồn phi chính thức có ít khả năng giúp hộ gia đình thốt nghèo. Mặc dù hiện nay có rất nhiều nguồn, nhiều dự án cung cấp tín dụng cho ngƣời nghèo thông qua các chƣơng trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo nhƣng vẫn cịn rất nhiều ngƣời rất nghèo khơng thể tiếp cận đƣợc các nguồn tín dụng này. Có nhiều nguyên nhân, loại trừ sự nhũng nhiễu của ngƣời có quyền quyết định thì ngun nhân cịn lại là do ngƣời nghèo thiếu hiểu biết, khơng có khả năng thế chấp, khơng biết cách làm ăn dẫn đến khơng có khả năng trả nợ. Và rồi họ tiếp tục nghèo hơn.

Các đề tài nghiên cứu về nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu: Trần Chí Thiện (2007), „„Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên”. Nhóm nghiên cứu sử dụng Hàm sản xuất Cobb – Douglas để chỉ ra một số nguyên nhân ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình các dân tộc vùng núi cao là: tuổi bình quân của chủ hộ, học vấn, nhân khẩu, diện tích đất nơng nghiệp, phƣơng tiện sản xuất, vốn vay và hoạt động của tổ chức khuyến nông.

Theo kết quả nghiên cứu của Benedito Cunguara và Kei Kajisa tại tỉnh Zambezia và Sofala của Mô – Zăm – Bích, năm 2002 và 2005, các yếu tố : hộ có nguồn thu nhập phi nơng nghiệp, chủ hộ có số năm đi học cao hơn hẳn so với các hộ nghèo, quy mơ diện tích đất mà họ nắm giữ và chấp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất là những hộ thoát nghèo hoặc những hộ có điều kiện nhƣ trên là những hộ thuộc nhóm khơng phải hộ nghèo. Theo Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị tƣ vấn các nhà tài trợ Việt Nam 2004, tổ chức ở Hà Nội cũng nêu rõ : „„Một gia đình có chủ hộ có trình độ trung cấp có mức chi tiêu cao hơn mức trung bình 19% và nếu chủ hộ có trình độ đại học thì mức cao hơn là 31%... ‟‟. Mặt khác, báo cáo này cũng nêu nhận xét, khả năng thốt nghèo cũng liên quan chặt chẽ tới nhóm dân tộc, ngay cả khi tất cả mọi đặc điểm khác là giống nhau, chi tiêu của một ngƣời thuộc hộ dân tộc thiểu số thấp hơn chi tiêu của một ngƣời thuộc hộ ngƣời Kinh hoặc ngƣời Hoa là 13%.

Reardon và cộng sự (2007), những hộ có cơ cấu thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp càng lớn, càng có khả năng thốt nghèo. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu thực tế tại vùng cận Sahara – Châu Phi, cái đó nhấn mạnh tầm quan trọng của thu nhập phi nông nghiệp trong việc giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)