Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 41 - 46)

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum

Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới nằm ở cực Bắc Tây ngun có địa hình đa dạng đồi núi, cao ngun và thung lũng xen kẽ nhau, thời tiết khí hậu khắc nghiệt do 2 vùng khí hậu Đơng Trƣờng Sơn và Tây Trƣờng Sơn. Diện tích đất tự nhiên là 9,661.4 km2 dân số 457,095 ngƣời (theo kết quả điều tra cuối năm 2013), gồm 109,229 hộ trong đó hộ nghèo đến cuối năm 2013 là 22,423 hộ, chiếm tỷ lệ 20.53%8. Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số bản địa nhƣ: Xê Đăng, JeTrieng, Ja Rai, Ba Na, Brau, Rơ Mâm…nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên. Hiện nay, Kon Tum có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (8 huyện, 1 thành phố), có 97 xã, phƣờng, thị trấn. Trong đó 48 xã đƣợc hƣởng chính sách theo Quyết định 135/CP, 78 xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg, với 02 huyện nghèo trong 62 huyện nghèo của toàn quốc.

Trong những năm qua Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo xây dựng các mơ hình kinh tế, sản phẩm chủ lực, các chƣơng trình giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, phát huy đúng tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng…để tạo việc làm và thu nhập, đảm bảo mọi ngƣời dân đều đƣợc hƣởng lợi từ kết quả tăng trƣởng của nền kinh tế, gắn với giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới từ đó kinh tế tỉnh nhà có nhiều biến chuyển tích cực, tăng trƣởng kinh tế luôn cao hơn so với năm trƣớc, đời sống ngƣời nghèo đƣợc cải thiện. Cùng với biến động tình hình kinh tế hết sức phức tạp thƣờng xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn: giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, tình hình thời tiết, dịch bệnh nhiều bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp, tạo nên sức ép lớn cho địa phƣơng trong việc giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, giữ vững trật tự an ninh trên địa bàn. Bên cạnh những

8

Báo cáo Rà sốt các chƣơng trình dự án giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em tỉnh Kon Tum 2013

thuận lợi và khó khăn của địa phƣơng, hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Kon Tum cùng với sự phối hợp của các Sở, Ban ngành, chính quyền địa phƣơng các cấp, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, ngân hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao là cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay vốn ƣu đãi để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, miền và giữa nông thôn và thành thị nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách.

2.1.2. Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Kon Tum

Việt Nam là nƣớc đang phát triển, quan điểm về chuẩn nghèo khác so với các nƣớc phát triển: “Chuẩn nghèo là thƣớc đo để phân biệt ai nghèo, ai khơng nghèo từ đó có chính sách biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tƣợng” (Báo cáo của Chính phủ Việt Nam về chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010)9. Bảng 2.1 phía dƣới biểu thị sự thay đổi về chuẩn nghèo của Chính phủ Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1993 đến nay.

Bảng 2.1. Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn từ 1993 đến nay Khu vực

Giai đoạn

Nông thôn vùng núi và hải đảo Nông thôn đồng bằng, trung du Thành thị 1993-1995 15 kg gạo/ngƣời/tháng 15 kg gạo/ngƣời/tháng 20 kg gạo/ngƣời/tháng 1996-1997 15 kg gạo/ngƣời/tháng 20 kg gạo/ngƣời/tháng 25 kg gạo/ngƣời/tháng 1998-2000 55.000 đồng/ngƣời/tháng 70.000 đồng/ngƣời/tháng 90.000 đồng/ngƣời/tháng 2001-2005 80.000 đồng/ngƣời/tháng 100.000 đồng/ngƣời/tháng 150.000 đồng/ngƣời/tháng 2006-2010 200.000 đồng/ngƣời/tháng 200.000 đồng/ngƣời/tháng 200.000 đồng/ngƣời/tháng 2011-2015 400.000 đồng/ngƣời/tháng 400.000 đồng/ngƣời/tháng 500.000 đồng/ngƣời/tháng

(Nguồn tự tổng hợp từ: Báo cáo Chính phủ số 21/LĐTBXH – BTXH ngày 25/04/2005 của Bộ Lao động Thương bình và Xã hội về chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010; Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015)

Chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 nhƣ sau: Hộ nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/ngƣời/tháng (từ 4.800.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/ngƣời/tháng (từ 6.000.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống.

Mặc dù đã có những bƣớc tiến khá nhanh trong những năm qua, nhƣng Kon Tum vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nƣớc, sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày càng gay gắt. Đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo khá lớn. Tình trạng dân từ các tỉnh phía bắc di cƣ tự do vào đã góp phần phá vỡ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, gây ra các vấn đề

nhƣ: phá rừng, thiếu đất, kiểm soát nhân khẩu, cơ sở hạ tầng…Nghèo đói do nhiều nguyên nhân nhƣng qua số liệu điều tra năm 2013 ở bảng 2.2. Ngun nhân chính dẫn đến đói nghèo đƣợc tập trung cao nhất là thiếu vốn.

Bảng 2.2. Nguyên nhân nghèo của hộ gia đình năm 2013 của tỉnh Kon Tum

STT Nguyên nhân nghèo Tỷ lệ (%)

01 Thiếu kinh nghiệm làm ăn 21.73

02 Thiếu lao động 11.1

03 Đông con 21.6

04 Thiếu vốn 52.6

05 Thiếu đất sản xuất 31.67

06 Tệ nạn xã hội, lƣời lao động 1.15

07 Tan nạn rủi ro 4.3

08 Ốm đau, già cả, mất sức lao động 4.6

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh & xã hội Kon Tum 2013

Công tác XĐGN đã đƣợc cấp ủy, chính quyền địa phƣơng quan tâm thƣờng xuyên, gắn với mục tiêu tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội, trên cơ sở phát triển tối đa nguồn nội lực tại địa phƣơng. Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 38.63% năm 2006 xuống còn 16.34% năm 2010, giảm từ 27.91% năm 2011 xuống còn 22.77% cuối năm 2012 và từ 22.77% xuống còn 20.53% cuối năm 2013.

Tuy nhiên công tác XĐGN của tỉnh Kon Tum cịn có những khó khăn sau:

Cơ sở hạ tầng của các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh đã đƣợc cải thiện song nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của sản xuất hàng hóa. Đƣờng giao thơng đã đƣợc cải thiện, song đi lại, vận chuyển tại một số vùng cón khó khăn khiến cho giá thành vật tƣ, nguyên vật liệu cịn cao, hàng hóa, sản phẩm làm ra khơng có tính cạnh tranh. Hệ thống thủy lợi chỉ mới đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ của hộ gia đình, chƣa phục vụ đƣợc nhu cầu sản xuất lớn.

Nguồn lực cho tăng trƣởng còn hạn chế và nguồn vốn cho XĐGN chƣa đáp ứng nhu cầu thực tế của ngƣời dân. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm…đã đƣợc chú trọng thực hiện nhƣng chƣa bố trí kinh phí bảo

dƣỡng, kinh phí hƣớng dẫn cách làm ăn còn thấp, mới chỉ vƣơn tới một tỷ lệ nhỏ các hộ nghèo, vốn cho vay XĐGN cịn hạn hẹp, mức vay cịn ít, khơng đủ đáp ứng cả về lƣợng vốn cũng nhƣ số ngƣời cần vay.

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn lạc hậu. Sản phẩm làm ra thƣờng cung cấp dƣới dạng thô, chƣa qua xử lý, chế biến để làm tăng giá trị sản phẩm nên thu nhập của ngƣời dân còn thấp.

XĐGN chƣa bền vững, khoảng cách giữa ngƣời nghèo theo chuẩn nghèo và ngƣời thuộc diện khó khăn cách nhau khơng xa. Những ngƣời đƣợc xác định là thốt nghèo thì cuộc sống chƣa đƣợc cải thiện một cách căn bản.

Hạn chế về chất lƣợng nguồn nhân lực. Trình độ dân trí tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, kỹ năng nghề nghiệp hạn chế nên việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ, phƣơng pháp sản xuất tiến bộ rất khó khăn, do vậy chất lƣợng làm việc không cao.

2.1.3. Chủ trƣơng của tỉnh Kon Tum về xóa đói giảm nghèo

Chính sách xóa đói giảm nghèo là chủ trƣơng lớn của Đảng, Nhà nƣớc và là nhiệm vụ của tồn dân. Do đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xác định đây là mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và dài hạn của tỉnh.

Với tinh thần kế thừa và phát huy thành quả của 100 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ Tỉnh Kon Tum ra sức khắc phục khó khăn, vƣợt qua thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2010-2015 với mục tiêu “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Xây dựng tỉnh Kon Tum cơ bản thoát nghèo vào năm 2015”. Với chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh nhƣ Sâm Ngọc Linh, rau hoa xứ lạnh, ni cá tầm, cá hồi... gắn với tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ. Tập trung đầu tƣ và nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo gắn với nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh, đi đôi với việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn (đƣa tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 40%), giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất, trƣờng lớp phục vụ chƣơng trình phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, quan tâm đầu tƣ kiên cố hóa phịng

học và nhà ở công vụ cho giáo viên trên địa bàn. Tiếp tục củng cố mạng lƣới y tế, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và tinh thần trách nhiệm, y đức của đội ngũ y bác sỹ, kịp thời phát hiện và dập tắt các loại dịch bệnh phát sinh trên địa bàn. Đầu tƣ xây dựng các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn, triển khai thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình 30a của Chính phủ và Chƣơng trình 37 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy “về việc tập trung xây dựng các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn”. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách với ngƣời có cơng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nâng thu nhập bình quân đầu ngƣời lên trên 26 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)