Đẩy mạnh công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 75 - 76)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hộ

3.2.1.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo

Yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào, trên mọi lĩnh vực. Trong hoạt động tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo thì yếu tố con ngƣời lại càng đóng vai trị quan trọng, nó quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả tín dụng, uy tín và vị thế của NHCSXH. Vì vậy, để tín dụng hộ nghèo có hiệu quả cao, thì việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác của NHCSXH là cơng tác phải làm thƣờng xuyên, liên tục. Tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ NHCSXH, cán bộ tổ chức nhận uỷ thác, ban quản lý tổ vay vốn.

Đào tạo cán bộ NHCSXH

Đối với cán bộ NHCSXH ngoài kiến thức chun mơn nghiệp vụ giỏi phải có chun mơn về SXKD, để giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tƣ vấn cho khách hàng của mình nên vay vốn để làm gì? Số tiền vay bao nhiêu?

Coi trọng công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, làm cho tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc về tín dụng chính sách. Hàng tuần, vào chiều thứ 5 cán bộ NHCSXH học nghiệp vụ, hàng quý tập huấn các nghiệp vụ nhƣ: Tín dụng, kế tốn, kiểm tra, tin học.

Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn

Để ban quản lý tổ vay vốn hoạt động tốt NHCSXH cùng các tổ chức hội thƣờng xuyên tập huấn cho ban quản lý tổ về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ, thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng...làm sao để thành viên ban quản lý tổ nắm vững nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH nhƣ cán bộ ngân hàng. Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn thành cán bộ NHCSXH “không chuyên” và thực sự là cánh tay vƣơn dài của NHCSXH.

Từ đó, hƣớng dẫn hộ vay làm các thủ tục liên quan đến vay vốn, trả nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ gặp rủi ro... Đồng thời, các thành viên ban quản lý tổ là cán bộ tuyên truyền về chính sách cho vay của NHCSXH. Ban quản lý tổ phải đƣợc thƣờng xuyên dự các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ. Các văn bản nghiệp vụ mới ban hành có liên quan đến cho vay, thu nợ của NHCSXH, tổ chức hội cùng NHCSXH tỉnh sao gửi kịp thời đến tất cả tổ trƣởng tổ vay vốn.

Trong thời gian qua, việc tập huấn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH đối với đội ngũ cán bộ nhận làm dịch vụ uỷ thác cấp huyện, xã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hàng năm. Tuy nhiên, trong số cán bộ đƣợc đào tạo với nhiều lý do khác nhau, có một số ngƣời hiện nay khơng làm nữa. Nên việc đào tạo cho cán bộ nhận ủy thác vẫn phải làm thƣờng xuyên, đồng thời với việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, định kỳ hàng quý thông qua cuộc họp giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức hội cấp tỉnh, huyện, xã và ngân hàng thơng báo các chính sách tín dụng mới cho cán bộ hội biết.

Bên cạnh đó, cần phát động hơn nữa phong trào thi đua trong toàn đơn vị để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên tại ngân hàng cũng nhƣ trong hội, đồn thể. Trích quỹ khen thƣởng của chi nhánh để khen thƣởng các cá nhân có thành tích xuất sắc cũng nhƣ có khen thƣởng đối với đơn vị, cá nhân phát hiện và thông báo cho ngân hàng biết các trƣờng hợp chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)