3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hộ
3.2.1.4. Hoàn thiện quy trình và thủ tục vay vốn
Để đƣợc vay vốn chƣơng trình tín dụng hộ nghèo của NHCSXH, thì hộ phải thuộc diện hộ nghèo (có tên trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã lập hàng năm) và phải là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn, có điều kiện SXKD. Việc bình xét hộ vay đƣợc thực hiện tại Tổ TK&VV, hồ sơ vay vốn ban quản lý tổ hƣớng dẫn hộ vay lập. Tổ vay vốn lập hồ sơ đề nghị vay vốn, sau đó trình lên tổ chức hội xét duyệt và trình lên UBND cấp xã xem xét quyết định. Việc bình xét hộ vay đƣợc thực hiện công khai, dân chủ. Tuy nhiên, tại NHCSXH tỉnh Kon Tum trong thời gian qua vẫn còn một số tổ vay vốn chƣa thực hiện việc họp bình xét cơng khai, dân chủ (chƣa cơng khai về thủ tục vay vốn), vẫn còn một số tổ vay vốn, tổ chức hội cấp xã thu tiền lệ phí làm hồ sơ vay vốn của hộ nghèo, làm khống hồ sơ, chiếm đoạt vốn, tiền lãi của NHCSXH... Để mọi ngƣời dân đều nắm đƣợc hồ sơ thủ tục vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH, thì tất cả các thông tin liên quan đến vay vốn phải đƣợc công khai cho mọi ngƣời biết để cùng thực hiện, đồng thời kiểm tra việc thực hiện.
Công khai các loại hồ sơ vay vốn, danh sách dƣ nợ tại điểm giao dịch để hộ nghèo biết và thực hiện đúng, tránh việc hộ nghèo phải đi lại nhiều lần và nộp các khoản phí, lệ phí sai quy định. Giải ngân kịp thời đến tận hộ vay nhƣng vẫn đảm bảo đúng quy trình thủ tục, đảm bảo an tồn vốn.Để tạo điều kiện cho hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, ngân hàng Kon Tum cần nghiên cứu, đƣa ra cách thức giải ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và dự án sản xuất của hộ nghèo. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần tạo điều kiện cho hộ nghèo trả nợ bằng cách thức phù hợp với khả năng thu hồi vốn trong sản xuất kinh doanh của họ, tránh trƣờng hợp cứng nhắc trong quy trình thu nợ, gây khó khăn cho hộ nghèo.