Tăng cƣờng hệ thống kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 76 - 78)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hộ

3.2.1.6. Tăng cƣờng hệ thống kiểm tra, giám sát

Cơng tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó là một trong những điều kiện để đảm bảo hiệu quả tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo. Nó giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt động tín dụng. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tín dụng; hạn chế nợ quá hạn. Đối với NHCSXH tỉnh Kon Tum hiện nay cơ chế giải ngân tín dụng hộ nghèo thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thì việc bình xét hộ vay, mức vay, thời hạn vay đƣợc thực hiện tại Tổ TK&VV, có sự kiểm tra của tổ chức hội và phê duyệt của UBND cấp xã, hộ nhận tiền vay, trả nợ (gốc, lãi)... tại điểm giao dịch của ngân hàng tại xã. Do đó, việc kiểm tra giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp, tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác và ngƣời dân.

Cung cấp thông tin đề ngƣời dân kiểm tra hoạt động ngân hàng cũng nhƣ tạo điều kiện để ngƣời dân tham gia thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc cho vay, thủ tục vay vốn, bình xét cơng khai, giải ngân, thu nợ, trả lãi... ngân hàng cần làm tốt một số việc nhƣ sau:

- Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp, thƣờng xuyên cung cấp các thông tin về chính sách tín dụng, đặc biệt là những chính sách mới. Các

thông tin đƣợc cung cấp từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, trong các hội nghị tập huấn.

- Thành lập website của chi nhánh tỉnh.

- Tại điểm giao dịch, ngân hàng cần cơng khai tồn bộ nội dung chính sách tín dụng, cụ thể: Biển điểm giao dịch rõ ràng, đƣợc đặt ở nơi dễ nhìn, giao dịch thuận lợi, cần có biển chỉ dẫn vào điểm giao dịch; thông báo chính sách tín dụng; nội quy giao dịch; hịm thƣ góp ý; danh sách dƣ nợ để cho mọi ngƣời dân biết thực hiện và kiểm tra.

- Cán bộ tín dụng đƣợc giao phụ trách địa bàn cần phải thƣờng xuyên sâu sát các tổ TK&VV để kịp thời đôn đốc các hộ vay trả lãi và nợ gốc đến hạn đúng theo thỏa thuận cũng nhƣ nắm rõ tình hình để ngăn chặn và phát hiện sớm nguy cơ nợ quá hạn, và sớm có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Gắn trách nhiệm cán bộ và việc đánh giá, xếp loại cán bộ với địa bàn phụ trách: Việc đánh giá xếp loại cán bộ có ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ NHCSXH. Vì vậy, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng cƣờng tính trách nhiệm của cán bộ đƣợc giao phụ trách địa bàn trong việc củng cố và duy trì chất lƣợng tín dụng tại địa bàn mình phụ trách. - Q trình triển khai các chƣơng trình tín dụng chính sách và hiệu quả của hoạt

động ủy thác ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng tín dụng trên địa bàn. Vì vậy, PGD cần phối hợp tốt với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác và các tổ TK&VV nhằm đảm bảo tất cả các công đoạn trong qui trình cho vay đƣợc triển khai một cách có chất lƣợng và hiệu quả để nâng cao chất lƣợng tín dụng trên tồn địa bàn huyện.

- Thƣờng xuyên nắm bắt diễn biến nợ xấu, quá hạn, nắm bắt cụ thể nợ ở đâu, ai nợ, phân tích nguyên nhân của từng khoản nợ cho từng đối tƣợng vay để có giải pháp và kế hoạch thu hồi. Cần phải trực tiếp xuống tận cơ sở cùng với Lãnh đạo xã tìm biện pháp thu hồi. Đặc biệt phải có trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phƣơng án củng cố nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với các xã có nợ quá hạn trên 2%. Nội dung phƣơng án phải đánh giá hoạt động tín dụng trên địa bàn xã, xây dựng một số chỉ tiêu cơ bản để củng cố nâng cao chất lƣợng tín dụng. Giám đốc PGD phải phê duyệt phƣơng án cấp xã sau khi thống nhất với Hội đoàn thể và UBND xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)