2.5. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng
2.5.5. Lƣợc trích kết quả nghiên cứu
2.5.1.1. Mơ tả mẫu nghiên cứu
Về giới tính, ngƣời trả lời là nam chiếm 43.09% và nữ chiếm một tỷ lệ cao hơn 56.91% so với nam là thể hiện ở Bảng 2.10.
Bảng 2.10. Giới tính của ngƣời đƣợc phỏng vấn
Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm
Nữ 173 56.91
Nam 131 43.09
Tổng 304 100
(Nguồn :Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
Về độ tuổi, theo số liệu thống kê từ dữ liệu khảo sát, những ngƣời trả lời có độ tuổi thấp nhất là 21 tuổi chiếm tỷ lệ là 0.99%, ngƣời trả lời có độ tuổi cao nhất là 59 tuổi chiếm tỷ lệ 2.96%. Trong đó độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 41 tuổi với 28 ngƣời chiếm 9.21% và thấp nhất là 37 tuổi, 49 tuổi với số lƣợng là 2 ngƣời chiếm tỷ lệ bằng nhau là 0.66%. Thể hiện ở Bảng 2.11.
Bảng 2.11. Độ tuổi của ngƣời đƣợc phỏng vấn Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm 28 3 0.99 46 12 3.95 31 3 0.99 47 15 4.93 34 18 5.92 49 2 0.66 35 12 3.95 50 8 2.63 37 2 0.66 51 10 3.29 38 16 5.26 52 16 5.26 39 11 3.62 53 24 7.89 40 8 2.63 54 16 5.26 41 28 9.21 55 13 4.28 42 19 6.25 56 12 3.95 43 13 4.28 57 12 3.95 44 6 1.97 58 4 1.32 45 12 3.95 59 9 2.96 Tổng 304 100
(Nguồn :Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
2.5.1.2. Kết quả hồi quy
Các nhân tố đã xác định bao gồm: (1) DTOC: dân tộc, (2) GTINH: giới tính, (3) HVAN: Số năm đi học của chủ hộ, (4) NNGHE: ngành nghề, (5) QMO: quy mô thành viên trong hộ, (6) PTHUOC: tổng số ngƣời không tạo đƣợc thu nhập trong hộ, (7) STVAY: Số tiền vay đƣợc từ NHCSXH VN chi nhánh tỉnh Kon Tum, (8) THVAY: thời hạn vay của số tiền vay, có 5 nhân tố ảnh hƣởng đến xác suất thoát nghèo kỳ vọng XSTNGHEO bao gồm: (1) STVAY: số tiền vay, (2) THVAY: thời hạn vay vốn, (3) PTHUOC: số ngƣời sống phụ thuộc, (4) HVAN: số năm đi học của chủ hộ và (5) NNGHE: ngành nghề của chủ hộ. Trong đó, mức độ tác động của 5 biến độc lập trên đối với biến phụ thuộc XSTNGHEO đƣợc đánh giá theo thứ tự giảm dần thơng qua hệ số hồi quy đã chuẩn hóa (Beta) nhƣ sau (xem chi tiết cuộc nghiên cứu tại phụ lục 2.1):
XSTNGHEO = -10.8889 – 2.1143 NNGHE – 1.0401 PTHUOC + 0.3984 HVAN + 0.2566 THVAY+ 5.85e-8 STVAY
1. Ngành nghề của chủ hộ (beta = - 2.1143) 2. Số ngƣời sống phụ thuộc (beta = – 1.0401) 3. Số năm đi học của chủ hộ (beta = + 0.3984) 4. Thời hạn vay vốn (beta = + 0.2566)
5. Số tiền vay đƣợc từ NHCSXH VN chi nhánh tỉnh Kon Tum (beta = + 5.85e-8) Nhƣ vậy, để phát huy tốt vai trị của nguồn vốn trong việc hỗ trợ thốt nghèo cần quan tâm đến nhân tố: Ngành nghề của chủ hộ, số ngƣời sống phụ thuộc trong hộ, số năm đi học của chủ hộ, thời hạn đƣợc vay vốn và số tiền vay đƣợc. Số tiền vay đƣợc từ NHCSXH VN chi nhánh tỉnh Kon Tum có mức độ ảnh hƣởng dƣơng thấp nhất, điều này cho thấy một thực tế là số tiền vay mà các hộ tiếp cận có thể cịn thấp so với nhu cầu dẫn đến kết quả trong việc hỗ trợ thoát nghèo chƣa cao.
Kết quả cũng đƣợc tìm thấy tƣơng tự tại nghiên cứu của Thúy Anh (2010)11 rằng số tiền vay có tác động dƣơng đến xác suất thoát nghèo kỳ vọng. Thời gian vay vốn càng dài thì khả năng cải thiện đời sống và mức độ phát triển sản xuất kinh doanh của hộ nghèo càng cao.
2.6. Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại
2.6.1. Những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo
Thứ nhất, công tác huy động vốn chƣa đạt kết quả cao. Nguồn vốn hoạt động của
ngân hàng chủ yếu đến từ ngân sách Trung ƣơng. Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tƣ tại địa phƣơng tăng trƣởng thấp, chủ yếu từ ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện chƣa bố trí đƣợc nguồn vốn cho ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ dân chúng còn quá thấp.
Thứ hai, cơ chế quản lý nguồn vốn chƣa hiệu quả, nhiều tổ TK&VV hoạt động
yếu kém, cịn tình trạng lạm quyền chiếm dụng, vay ké. Việc thực hiện cơ chế ủy thác từng phần cho vay hộ nghèo trên địa bàn ở một số đơn vị chƣa đi vào nề nếp, nên việc triển khai hoạt động gặp nhiều khó khăn, tổ chức hội nhận ủy thác hoạt động cầm chừng, yếu kém.
Thứ ba, thủ tục xử lý giấy tờ trong quy trình thủ tục cho vay cịn chậm.
11
Thúy Anh (2010) đã vận dụng mơ hình Tobit, Logit trong nghiên cứu tác động của chƣơng trình tín dụng ƣu đãi hộ nghèo đến mức độ cải thiện đời sống và mức độ phát triển sản xuất kinh doanh của hộ nghèo của
Thứ tư, việc nắm bắt các văn bản tại một số điểm giao dịch còn chậm, xử lý tình
huống nảy sinh khi giao dịch chƣa hiệu quả. Hoặc hiểu chƣa rõ một số qui định nên dẫn đến các sai sót khi kiểm tra hồ sơ cho vay. Đặc biệt là nghiệp vụ thẩm định tín dụng cịn hạn chế nên lập phiếu thẩm định cịn sai sót. Việc hƣớng dẫn nghiệp vụ và cách ứng xử của một số cán bộ ở một số nơi khi đi giao dịch xã chƣa tốt nhƣ không trả lời, không giải đáp hoặc không hƣớng dẫn cho tổ trƣởng hoặc hộ vay về đăng ký trả lãi hoặc không hƣớng dẫn rõ hộ vay để làm thủ tục xin gia hạn nợ. Vì vậy, ban quản lý tổ không hiểu rõ cách làm khi hộ vay thu lãi, hoặc làm hộ vay lúng túng khi làm thủ tục xin gia hạn nợ, cách trả lãi. Năng lực của một bộ phận cán bộ của các tổ chức Hội, đồn thể cịn hạn chế: phƣơng pháp, kỹ năng làm việc yếu, nắm chƣa vững các qui định chính sách nên tuyên truyền chính sách đến ngƣời dân chƣa hiệu quả, ghi chép sổ sách, biên bản họp giao ban không rõ ràng.
Thứ năm, các tổ TK&VV bình xét về mức vay, thời hạn vay đơi khi chƣa căn cứ
vào mục đích xin vay, nhu cầu vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng cho vay dàn trải, cào bằng, thời hạn cho vay chƣa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của vật nuôi, cây trồng. Một số tổ TK&VV chỉ tham gia họp tổ khi tiến hành làm các thủ tục vay vốn, sau đó khơng duy trì sinh hoạt định kỳ hoặc chỉ sinh hoạt mang tính hình thức.
Thứ sáu, chính sách tuyên truyền, vận động ngƣời dân chƣa đƣợc chú trọng.
Website của ngân hàng chƣa đƣợc thiết kế, điều này phần nào làm hạn chế nguồn tiếp cận của các hộ.
Thứ bảy, các hộ đồng bào dân tộc cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
vốn, trình độ dân trí chƣa đồng đều dẫn đến cịn nhiều khó khăn trong việc hƣớng dẫn thủ tục, giấy tờ, các quy định trong cho vay hộ nghèo đồng bào dân tộc. Một số hộ vay nghèo vay vốn gặp nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch trả nợ nên chƣa có khả năng tích lũy tiền để trả nợ gốc đúng hạn.
Thứ tám, chƣa đa dạng ngành nghề cho vay hộ nghèo. Đối tƣợng sử dụng vốn
vay cịn đơn điệu. Trong đó, chăn ni trâu, bị, cá, trồng cà phê, cao su là chính, các ngành nghề và dịch vụ chƣa nhiều. Chƣa có sự phối hợp tốt giữa cơng tác chuyển giao kỹ thuật cho hộ nghèo và đầu tƣ tín dụng nên hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều hạn chế.
2.6.2. Nguyên nhân của những tồn tại
2.6.2.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía NHCSXH tỉnh Kon Tum
Thứ nhất, ngân hàng chƣa chú trọng công tác huy động vốn cịn thiếu nhiều các
chƣơng trình tiết kiệm, tờ rơi quảng cáo cho ngƣời dân để khuyến khích tiền gửi tiết kiệm từ dân chúng. Một điều khó khăn nữa là ngƣời dân vẫn chƣa có thói quen gửi tiết kiệm vào ngân hàng chính sách xã hội (là một tổ chức tín dụng vi mơ) nhƣ các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là tại Bangladesh (mơ hình ngân hàng Grameen). Một số Tổ TK&VV cơng tác tuyên truyền, vận động tổ viên thực hiện gửi tiền tiết kiệm thơng qua tổ cịn hạn chế và việc thu lãi của một số chƣơng trình cịn chậm.
Thứ ba, công tác phối hợp với NHCSXH để tuyên truyền, triển khai các chính
sách tín dụng ƣu đãi, thực hiện các nội dung uỷ thác cho vay, thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm và duy trì hoạt động của các tổ TK&VV chƣa thực sự hiệu quả. Trình độ dân trí chƣa đồng đều dẫn đến khâu xử lý giấy tờ, thực hiện theo đúng quy trình cịn chậm. Lực lƣợng cán bộ thiếu kinh nghiệm, không đúng chuyên ngành đào tạo, cán bộ nữ tại các tổ TK&VV chiếm 47/100 cán bộ, đa số cán bộ đang trong thời gian thai sản, nuôi con nhỏ dẫn đến còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, việc quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ chƣa sát với yêu cầu thực tế,
chƣa đào tạo bồi dƣỡng kịp thời đối với các cán bộ mới tiếp nhận, bố trí cơng việc khơng phù hợp với năng lực sở trƣờng của cán bộ. Một số cán bộ trình độ, năng lực làm việc chƣa cao, thái độ làm việc cịn thờ ơ, khơng làm hết trách nhiệm đƣợc giao, chƣa thƣờng xun bám sát địa bàn, chƣa nhiệt tình tích cực với trách nhiệm đƣợc giao, kinh nghiệm cơng tác cịn thiếu, tƣ tƣởng cịn dao động.
Thứ tư, công tác đạo tạo, tập huấn bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ chƣa đƣợc
chú trọng. Đặc biệt là các cán bộ nữ làm việc tại các tổ TK&VV.
Thứ năm, do công tác chỉ đạo điều hành của Chi nhánh sau nhiều năm không
sát sao, không kiểm tra, giám sát kịp thời để uốn nắn chỉnh sửa. Các nghiệp vụ phát sinh chƣa có chỉ đạo thống nhất để thực hiện, các đơn vị tự triển khai thực hiện, chi nhánh chƣa kiểm tra, chấn chỉnh.
Thứ sáu, kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh và quản lý các hộ
đồng bào còn yếu dẫn đến sử dụng vốn vay khơng hiệu quả nên khó tích lũy tiền trả lãi và nợ gốc tiền vay. Một số hộ vay nhận thức chƣa rõ về trách nhiệm sử dụng và hồn trả
vốn vay nên chƣa có ý thức tích lũy tiền trả lãi và nợ gốc hoặc chây ỳ không chịu trả nợ. Một số hộ thiếu đất và các tƣ liệu sản xuất, khơng có ngành nghề phụ... dẫn đến sử dụng vốn vay khơng hiệu quả nên khó tích lũy để trả lãi và đặc biệt là trả nợ gốc.
2.6.2.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Kon tum vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nƣớc, tỷ lệ hộ
nghèo cao, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số cao đa số chƣa biết sử dụng nguồn vốn, ngôn ngữ bất đồng, ý thức của ngƣời dân thấp, đa số không chủ động trong việc vay vốn, trả nợ, trả lãi, nhiều hộ vay bỏ địa phƣơng đi làm ăn xa nhƣng khơng trả nợ, trả lãi, nhiều hộ cịn dựa vào chính sách hỗ trợ hàng năm UBND tỉnh và các đồn thể vẫn thƣờng xun cứu đói, trợ giá, hỗ trợ con giống, cây giống. Hàng năm vẫn phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ƣơng. Do đó nguồn thu tiết kiệm chi ngân sách để chuyển bổ sung vốn cho Chi nhánh rất hạn chế.
Thứ hai, do ảnh hƣởng lạm phát, tình hình giá cả thị trƣờng tăng cao, biến đổi
khí hậu làm cho thời tiết diễn biến bất thƣờng… gây bất lợi cho diện tích sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp của ngƣời dân nên khó khăn trong việc trả nợ khi đến hạn và thực hiện đóng lãi. Những ngành lại là những ngành chủ yếu trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, việc tiến hành huy động vốn trong dân cƣ là một việc khó khăn và
phức tạp, ngoài ra phần lớn ngƣời dân còn chƣa quen gửi tiền vào ngân hàng chính sách.
Thứ tư, tại một số địa bàn hoạt động của NHCSXH chƣa thực sự nhận đƣợc sự
quan tâm, chỉ đạo, giám sát của chính quyền cấp cơ sở. Các cơng tác phối hợp, tuyên truyền, phổ biến tại các xã vùng sâu, vùng xa chƣa hiệu quả. Điều kiện tự nhiên địa bàn rộng, giao thơng đi lại rất khó khăn, đặc biệt về mùa mƣa, số xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chiếm 80.4% trên tổng số xã của tồn tỉnh. Khí hậu thời tiết, thiên tai dịch bệnh dẫn đến việc ngƣời dân gặp khó khăn trong việc vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ, trả lãi. Nhiều tổ TK&VV hoạt động yếu kém, cịn tình trạng lạm quyền chiếm dụng, vay ké. Việc thực hiện cơ chế ủy thác từng phần cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn ở một số đơn vị chƣa đi vào nề nếp, nên việc triển khai hoạt động gặp nhiều khó khăn, tổ chức hội nhận ủy thác hoạt động cầm chừng, yếu kém.
Thứ năm, do địa bàn rộng, khí hậu có nhiều chuyển biến thất thƣờng, dịch bệnh
đối với cây trồng, vật nuôi xảy ra nhiều trong năm, giao thơng đi lại khó khăn nhất là vào mùa mƣa nên việc tuyên truyền vận động các chủ trƣơng, chính sách tín dụng ƣu đãi đến ngƣời dân gặp nhiều khó khăn.
Thứ sáu, các chƣơng trình tín dụng đối với ngƣời nghèo hầu hết cho vay khơng
có tài sản đảm bảo nên việc trả nợ phụ thuộc nhiều vào ý thức của hộ vay, sự phối hợp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở của các tổ chức Hội, chính quyền địa phƣơng, cơ quan bảo lãnh tín chấp và cán bộ tín dụng ngân hàng. Trình độ dân trí khơng đồng đều, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, ngƣời dân chƣa biết áp dụng những kỷ thuật mới vào sản xuất, nhiều hộ gia đình cịn ỷ lại, trơng chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc, khơng muốn vay vốn, không muốn đầu tƣ. Vốn vay chủ yếu đầu tƣ vào chăn ni, sản xuất nơng nghiệp, rủi ro cao vì chịu ảnh hƣởng yếu tố tự nhiên, dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra, gây bất lợi cho ngƣời sản xuất nên hiệu quả kinh tế thấp, có ảnh hƣởng đến việc thu nợ, thu lãi của ngân hàng. Công tác phối hợp, tuyên truyền, phổ biến đối tại các xã đặc biệt là các xã vùng xâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn chƣa hiệu quả.
Thứ bảy, một số xã chƣa quan tâm đúng mức đến việc tun truyền chính sách,
rà sốt, điều tra cập nhật hộ nghèo mới phát sinh cịn chậm. Trong việc bình xét cho vay cịn e dè, cả nể, ngại triển khai cho vay. Phê duyệt cho vay những hộ có phƣơng án sử dụng vốn khơng phù hợp với điều kiện thực tế của hộ, không khả thi. Thiếu kiên quyết trong xử lý thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng, vay ké, ngƣời vay chây ỳ, cán bộ, đảng viên vay vốn nhƣng vi phạm hợp đồng tín dụng...Ban xóa đói giảm nghèo và lãnh đạo UBND một số xã, phƣờng không chặt chẽ trong việc xét duyệt danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn. Việc phối hợp giữa chính quyền địa phƣơng, tổ chức Hội đồn thể và NHCSXH ở nhiều nơi còn chƣa chặt chẽ. Các tổ chức nhận ủy thác các cấp trên địa bàn chƣa bao qt tồn diện đến các cơng đoạn đƣợc ủy thác, nhất là công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức hội cấp dƣới, Tổ TK&VV, hộ vay, chất lƣợng hoạt động của các tổ, khả năng quản lý vốn chƣa cao, còn thụ động, phụ thuộc vào ngân hàng, chƣa đƣợc chú trọng đến củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Tổ, đối chiếu dƣ nợ...Việc xếp loại Tổ thực hiện không đúng với quy định, không sát với thực tế...
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 giới thiệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Kon Tum, đánh giá thực trạng nghèo đói của địa phƣơng nơi thực hiện nghiên cứu. Nội dung chính của chƣơng này, tác giả đánh giá hiệu quả tín dụng đối với ngƣời của NHCSXH chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 – 2013. Thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến xác suất thoát nghèo kỳ vọng của hộ nghèo. Xác định đƣợc tám nhân tố là DTOC: dân tộc, GTINH: giới tính, HVAN: Số năm đi học của chủ hộ, NNGHE: ngành nghề, QMO: quy mô thành viên trong hộ, PTHUOC: Tổng số ngƣời không tạo đƣợc thu nhập trong hộ, STVAY: Số tiền vay đƣợc từ NHCSXH VN chi nhánh tỉnh Kon Tum, THVAY: Thời hạn vay của số tiền vay đƣợc từ NHCSXH VN chi nhánh tỉnh Kon Tum. Nhƣ vậy, để nâng cao hiệu quả tín dụng ƣu đãi về mặt kinh tế góp phần