Chiến lược về giá và chiến lược về sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm sú vào thị trường trung quốc tại công ty TNHH chế biến xuất khẩu thủy sản tư yêm (Trang 28 - 29)

1 .Đặt vấn đề

6. Kết cấu luận văn

1.1. Tổng quan lý thuyết về xuất khẩu

1.1.3.2. Chiến lược về giá và chiến lược về sản phẩm

Theo GS. Nguyễn Đông Phong cho rằng chiến lược sản phẩm cho thị trường quốc tế có một vai trị cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp, và cũng có vai trị quan trọng trong chiến lược marketing quốc tế của doanh nghiệp. Nếu chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp đối với thị trường quốc tế không phù hợp, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và quan trọng hơn hết đó là khả năng khơng đạt được hiệu quả trong kinh doanh.

Theo (Albaum et al., 2016) và (Phong, 2018) cho rằng, doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định về: kế hoạch phát triển sản phẩm quốc tế (phát triển hoặc thêm sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm hiện có, tìm ra cơng dụng mới của sản phẩm và loại bỏ sản phẩm khơng cịn phù hợp với thị trường hiện tại); tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa sản phẩm khi cung cấp ra thị trường quốc tế; đóng gói, bao bì sản phẩm quốc tế; hình ảnh thương hiệu quốc tế; định vị sản phẩm quốc tế. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sự cạnh tranh, thị trường mục tiêu, doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu, … mà doanh nghiệp cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến chiến lược sản phẩm khi thâm nhập thị trường quốc tế.

Trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế, việc quản lý giá cả sản phẩm và định giá sản phẩm có những đặc trưng khác biệt và phức tạp hơn so với thị trường trong nước. Với sự phức tạp của thị trường quốc tế, chính vì vậy, việc định giá cho sản phẩm quốc tế đóng vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, đây cũng là chìa khóa dẫn đến sự thành cơng hoặc thất bại của chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp. Ngày này với sự phân khúc thị trường ngày càng đa dạng, phân cấp nhiều hơn,

chính vì vậy các doanh nghiệp khi mở rộng các dòng sản phẩm, chủng loại sản phẩm ra thị trường quốc tế cũng cần định giá hợp lý nhắm đến các đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau khi xuất khẩu sản phẩm hàng hóa. Theo đó, chiến lược định giá cho sản phẩm quốc tế cũng rất đa dạng tùy thuộc vào sự tác động của các yếu tố bên trong (chi phí, các chính sách và chiến lược marketing mix…) và các yếu tố bên ngoài (nhu cầu thị trường, tình hình cạnh tranh, chính trị pháp luật…) bao gồm: định giá trên cơ sở chi phí, định giá hiện hành, định giá hớt váng, định giá thâm nhập, định giá ngăn chặn, định giá tiêu diệt. Chính vì vậy, doanh nghiệp khi định giá cho các sản phẩm khi xuất khẩu cần đánh giá và nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm trước khi đưa ra các quyết định về giá cho sản phẩm hàng hóa, ngồi ra doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề liên quan đến kiều kiện thương mại quốc tế (incoterms 2020) và mối quan hệ tác động qua lại giữa giá sản phẩm khi xuất khẩu và giá sản phẩm kinh doanh trong thị trường nội địa nhằm đảm bảo được khả năng đạt được hiệu quả tối ưu cho cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế [7].

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm sú vào thị trường trung quốc tại công ty TNHH chế biến xuất khẩu thủy sản tư yêm (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)