Chiến lược sản phẩm và chiến lược giá của sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm sú vào thị trường trung quốc tại công ty TNHH chế biến xuất khẩu thủy sản tư yêm (Trang 71 - 76)

1 .Đặt vấn đề

6. Kết cấu luận văn

2.3. Thực trạng các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty

2.3.2. Chiến lược sản phẩm và chiến lược giá của sản phẩm

Cơng ty TuYem SeaFood thực hiện quy trình khép kín từ con giống đến chế biến sản phẩm xuất khẩu, trong đó:

Vùng ni tơm ngun liệu của công ty được trải rộng khắp các tỉnh Trà Vinh,Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, với hệ thống ao được đặt tại những địa thế có nguồn nước sạch nhất để chất lượng môi trường nuôi tôm sú luôn được đảm bảo; tôm sú giống được thu mua từ các trại sản xuất giống có uy tín và sau khi qua kiểm tra chất lượng con giống, tôm sú được thả vào ao nuôi đã qua xử lý nước. Việc quản lý môi trường ni và định kỳ hàng tháng đều có tiến hành kiểm tra sức khỏe và phịng bệnh cho tơm được thực hiện chặt chẽ và tuân thủ theo qui trình tiêu chuẩn. Các trang trại của công ty TuYem SeaFood cho tơm sú ăn hồn tồn bằng thức ăn thủy sản công nghiệp dạng viên nổi đạt chất lượng cao của các nhà máy liên kết. Trước mỗi đợt thu hoạch, Công ty đều tiến hành kiểm định chất lượng tôm sú nguyên liệu trước khi chuyển tôm vào nhà máy chế biến.

Quy trình chế biến: Tơm sú thương phẩm đạt cỡ tiêu chuẩn được tiến hành

kiểm tra chất lượng trước khi nhập vào làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Nếu đáp ứng tiêu chí chất lượng, tơm sú sẽ được thu mua và vận chuyển bằng đường sông, đướng bộ đến các nhà máy chế biến. Nhờ lợi thế các nhà máy nằm sát cạnh sông Tiền và sông Hậu nên nguồn tôm sú nguyên liệu của TuYem SeaFood được bảo quản với tỷ lệ chế biến tôm sống trên 99% và cho sản phẩm chế biến đạt chất lượng cao nhất. Và Công ty TuYem SeaFood đã đầu tư 1 phịng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ việc lấy mẫu và kết quả phân tích để đảm bảo vệ sinh ATTP cho phòng sản xuất, kiểm nghiệm vi sinh và kháng sinh kiểm hàng trước khi xuất hàng.

Mỗi lơ hàng xuất đi cho khách, tồn bộ mã truy xuất của lô hàng phải được thể hiện trong packinglist bộ chứng từ xuất khẩu. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà nhập khẩu trả lời các thông tin liên quan lô hàng.

Công ty có quy trình hướng dẫn truy xuất và triệu hồi sản phẩm khi nhận được bất kỳ khiếu nại nào của khách hàng trong vòng 24 giờ phải nhanh chóng phản hồi và tiếp thu ý kiến của khách hàng. Các khiếu nại chỉ ngưng giải quyết khi có sự chấp nhận của quý khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến niềm tin của khách hàng lựa chọn nhà sản xuất.

Như vậy, Công ty đã nỗ lực tập trung tốt nhất các năng lực nhằm mang lại chất lượng sản phẩm tôm sú tốt nhất khi cung cấp cho thị trường Trung Quốc thông qua sự đầu tư và vùng ni tơm ngun liệu và quy trình chế biến, chính vì điều này đã giúp cho Cơng ty tạo nên uy tín, thương hiệu đối với thị trường Trung Quốc và đối với các đối tác hợp tác xuất khẩu của công ty.

Hiện nay Công ty chủ yếu tập trung xuất khẩu tôm sú theo dạng sản phẩm thô hoặc bán thành phẩm như: tôm sú nguyên con, tôm sú bán thành phẩm: PD, HLSO, … giữ nguyên phần thịt và một phần còn vỏ, trong khi đó Cơng ty chưa xuất khẩu được những sản phẩm tôm sú thành phẩm đa dạng khác nhau. Chính vì điều này đã làm giảm đi những thế mạnh của Công ty TuYem SeaFood trên thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, Covid-19 đã khiến xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu tơm của thế giới có sự thay đổi lớn. Các sản phẩm tôm cỡ nhỏ và trung bình, dạng đơng lạnh, đóng hộp, tiện dụng tăng, trong khi nhu cầu tôm tươi sống phục vụ ở những nhà hàng quán ăn giảm mạnh. Thêm nữa, các loại tôm thành phẩm, tôm đã qua chế biến cũng đang là một thị trường cực kỳ tiềm năng ngay cả thị trường trong nước, thị trường quốc tế và tại thị trường Trung Quốc.

Như vậy, trên thị trường ngành hàng tơm sú hiện nay, ngồi việc xuất khẩu tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh), tôm sú nguyên con, hoặc bán thành phẩm, các doanh nghiệp cũng tập trung mạnh vào các loại sản phẩm tôm sú thành phẩm, tôm sú qua chế biến để có thể tiếp cận thị trường quốc tế tốt hơn, chiếm được nhiều thị phần và gia tăng khả năng, lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện tại, chiến

lược sản phẩm của Công ty TuYem SeaFood đang chủ yếu được tập trung vào 02 loại sản phẩm tơm sú xuất khẩu chính là loại sản phẩm thô và bán thành phẩm, đây là một sự hạn chế lớn trong chiến lược sản phẩm của Công ty, chưa tạo được sự đa dạng, phong phú về chủng loại sản phẩm, dòng sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm, … để có thể khai thác tối ưu thị trường Trung Quốc mà Công ty đang xuất khẩu cũng như khả năng có thể mở rộng và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu khác, đối tác hợp tác khác tại thị trường Trung Quốc. Chính vì vậy, chiến lược sản phẩm của Công ty TuYem SeaFood hiện tại vẫn đảm bảo được hiệu quả cơ bản cho mục tiêu xuất khẩu tôm sú vào thị trường Trung Quốc, nhưng còn bộ lộ những hạn chế, tồn tại để có thể giúp cho Cơng ty có thể thâm nhập mạnh mẽ hơn thị trường Trung Quốc và mở rộng tại thị trường này với mặt hàng tôm sú xuất khẩu, điều này bởi sự thiếu hụt hoạt động nghiên cứu thị trường, hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty, chưa có được bộ phận marketing hiệu quả. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản lượng xuất khẩu tôm sú của Công ty vào thị trường Trung Quốc vào năm 2018 và 2019 giảm so với 2020.

Hiện nay, giá cả sản phẩm tôm sú xuất khẩu của Công ty được cấu thành từ nhiều khoản chi phí khác nhau và dựa trên mục tiêu kinh doanh cụ thể. Và do đặc thù của công ty hoạt động chế biến thủy sản do vậy chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu, trong đó chi phí ngun liệu chính chiếm tỷ trọng chủ yếu và chiếm khoảng 90% chi phí sản xuất. Vì vậy trong trường hợp có nhiều sự biến động của giá nguyên liệu chính sẽ tác động trực tiếp giá thành của sản phẩm do đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TuYem SeaFood. Những nguyên nhân dẫn đến tăng giá ngun liệu tơm sú có thể là:

+ Mơi trường nuôi trồng, điều kiện tự nhiên và công nghệ nuôi tôm cũng ảnh hưởng đến sự ổn định về số lượng và chất lượng. Khi sản lượng thu hoạch giảm thì giá ngun liệu tơm sú và giá xuất khẩu tăng.

+ Sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu tôm sú giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành để hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu vào những thời điểm nhất định.

+ Nhu cầu xuất khẩu tăng và nguyên liệu chế biến cung không đủ cầu.

Công ty cũng xác định rõ chiến lược định giá sản phẩm tôm sú là yếu tố quyết định trong chiến lược thâm nhập thị trường và cũng là yếu tố tác động mạnh đến doanh thu của công ty, tuy nhiên, yếu tố giá cả sản phẩm còn chịu sự tác động của quy luật cung cầu thị trường, giá cả của các đối thủ cạnh tranh và sự chấp nhận giá của khách hàng mục tiêu. Một yếu tố khác tác động đến việc định giá của Công ty đối với sản phẩm tơm sú xuất khẩu đó là hệ thống rào cản thuế quan, hạn ngạch của Trung Quốc áp thuế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm, trong đó có Cơng ty TuYem SeaFood.

Một cách tổng quát, với sự đầu tư đúng mức trong sản xuất và hình thành được bộ máy khoa học kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết trong ngành nghề và từng lĩnh vực cụ thể nhằm đóng góp cho việc tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong quản lý sản xuất cùng với chiến lược phát triển bền vững và lâu dài về xuất khẩu sản phẩm tôm sú sang thị trường Trung Quốc, cùng với sự đánh giá, phân tích và nghiên cứu các chính sách thuế quan, nhu cầu thị trường và một số đối thủ cạnh tranh đã giúp cho giá thành đầu tư của Công ty luôn đạt được trong đầu tư và đảm bảo chất lượng khi đưa vào hoạt động, cho nên chi phí sản xuất xuất khẩu của Công ty thấp hơn các đơn vị cùng ngành 10 – 15% tạo đuợc yếu tố cạnh tranh và chiếm thị phần xuất khẩu lớn cho từng năm. Bên cạnh đó, năm 2018 Cơng ty thay đổi phương thức bán hàng từ FOB truyền thống sang CNF. Hình thức CNF là cách giao dịch truyền thống của các thị trường Trung Quốc , đây cũng là cách khẳng định chất lượng của các nhà máy chế biến trong nhóm Cơng ty TuYem SeaFood đối với khách hàng. Cách giao dịch này cũng giúp Công ty chủ động trong việc xuất hàng và cũng làm giảm giá thành để cạnh tranh do Cơng ty có khối lượng xuất khẩu lớn nên có được ưu đãi về giá cước, tín dụng từ các hãng tàu. Như vậy Công ty TuYem SeaFood cơ bản đã thành công trong chiến lược giá cả sản phẩm tôm sú xuất khẩu

sang thị trường Trung Quốc và chiến lược định giá hiện nay của công ty cũng đạo tạo được những lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, do vậy Cơng ty cũng cần tiếp tục duy trì, phát huy để tiếp tục giữ vững được lợi thế cạnh tranh nhờ chiến lược định giá đúng đắn.

2.3.3. Chiến lược kênh phân phối

Hiện tại Công ty TuYem SeaFood chủ yếu cung cấp sản phẩm tôm sú thô và bán thành phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các kênh phân phối, qua các đối tác kinh doanh từ đó các nhà nhập khẩu sản phẩm của Công ty cung cấp và phân phối đến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến của Trung Quốc để xuất sang các nước khác trong khối, phân phối sản phẩm đến siêu thị, đại lý bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy thông qua nhà nhập khẩu, sản phẩm của Công ty TuYem SeaFood sẽ được phân phối đến các hệ thống siêu thị, các đại lý cấp 2 và đại lý cấp 3, các nhà sản xuất chế biến thành phẩm từ sản phẩm tôm sú thô và bán thành phẩm từ Cơng ty, điều này có thể nhận định được sản phẩm tôm sú xuất khẩu của Cơng ty đều có thể dễ dàng tiếp cận thơng qua các kênh phân phối gián tiếp mà Công ty đã hợp tác được với nhà phân phối, đối tác hợp tác. Đồng thời, thông qua các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và các nhà phân phối, sản phẩm tôm sú của Công ty đã được phân phối sang các nước khác trong khối.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì Cơng ty TuYem SeaFood được xem như là một doanh nghiệp đang gia công sản phẩm tôm sú xuất sang thị trường Trung Quốc trong khi đó chưa xây dựng được kênh phân phối trực tiếp sản phẩm của Công ty đến người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, số lượng nhà phân phối và đối tác hợp tác tại thị trường Trung Quốc của Công ty chưa nhiều dẫn đến sự phụ thuộc vào họ trong hoạt động phân phối sản phẩm, khả năng cạnh tranh thông qua kênh phân phối, và khả năng chiếm thị phần của Công ty trong ngành xuất khẩu tôm sú tại thị trường Trung Quốc. Điều này cũng giảm khả năng tiếp cận với thị trường mục tiêu của công ty với kênh phân phối hẹp hiện nay cũng như công ty chưa có kênh phân phối trực tiếp đến các đại lý phân phối, các hệ thống siêu thị trong thị trường Trung Quốc và cung cấp trực tiếp đến các nhà sản xuất chế biến

thành phẩm từ nguồn nguyên liệu, những kênh phân phối này nếu được Công ty tập trung đầu tư, xây dựng và phát triển sẽ mang lại hiệu quả tiêu thụ, gia tăng doanh thu, gia tăng khả năng chiếm lĩnh thị phần của công ty so với các đối thủ cạnh tranh chính của cơng ty hiện nay. Và có thể nhận định rằng, hệ thống phân phối hiện nay của cơng ty TuYem SeaFood cịn nhiều hạn chế, tồn tại nhất định và cần được tập trung đầu tư và phát triển đúng mức trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm sú vào thị trường trung quốc tại công ty TNHH chế biến xuất khẩu thủy sản tư yêm (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)