Tình hình cơ cấu thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm sú vào thị trường trung quốc tại công ty TNHH chế biến xuất khẩu thủy sản tư yêm (Trang 60 - 62)

1 .Đặt vấn đề

6. Kết cấu luận văn

2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty trong thời gian

2.2.3. Tình hình cơ cấu thị trường xuất khẩu

Qua bảng 2.6 ta thấy: Thị trường xuất khẩu tôm sú của công ty rất đa dạng, sản phẩm được xuất khẩu sang hầu hết các nước phát triển và phân bổ khắp các Châu lục.

Bảng 2.5: Sản lượng xuất khẩu tôm sú theo thị trường năm 2018 -2020

Thị trường

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Sản lượng (tấn) Tỉ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỉ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỉ trọng (%) Trung Quốc 23.884,0 29,49 20.903 25,3 20.903 17,8 Nga 14.907,8 15,14 12.110 14,7 16.518,0 19,6 Ukraina 7.864,4 7,55 5.588 6,8 10.285,4 12,2 Mexico 8.332,8 10,62 10,022 12,1 7.482,3 8,8 Mỹ 2.367,2 4,35 7.529 9,1 11.555,8 13,7 Khác 28.083,6 32,85 26.416 32 23.360,7 27,8 Tổng 85.439,8 100.00 82.570,0 100.00 84.179,4 100.00

(Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty)

Thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường truyền thống được công ty khai

nhất của Tuyem seafood. Sản lượng nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc giảm qua từng năm, nhưng vẫn lun chiếm tỷ trọng cao nhất. Do ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng tài chính của Trung Quốc, thắt chặt tín dụng, tỷ giá đồng Trung Quốc NDT/USD khơng cịn hấp dẫn các nhà nhập khẩu nữa làm cho sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này giảm sút.

Thị trường Nga: Là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của Việt Nam,

Nga được xác định là thị trường truyền thống, chiến lược và trọng điểm mà các nhà xuất khẩu tơm sú Việt Nam nói chung, TuYem SeaFood nói riêng muốn xâm nhập và chiếm lĩnh. Trái với thị trường Trung Quốc, sản lượng nhập khẩu vào Nga năm 2020 tăng 36% so với năm 2019 vươn lên là thị trường chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu thị trường của Công ty.

Thị trường Mỹ: Sản lượng nhập khẩu tôm sú tăng mạnh trong năm 2019,

2020. Năm 2019 tại thị trường Mỹ, tôm sú Việt Nam cũng chiếm ưu thế. Trong năm 2019, diện tích ni tơm sú ở Thái Lan giảm 39% so với năm 2018, do chi phí ni tăng nên người nuôi tôm sú tại Thái Lan bị ảnh hưởng nhiều. Sản lượng giảm mạnh, khiến cho công suất chế biến tôm sú thành phẩm của Thái Lan sang Mỹ giảm 32%, qua đó đẩy giá tơm sú thành phẩm tại Mỹ lên khá cao. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu tôm sú thành phẩm vào thị trường Mỹ.

Thị trường Ukraina: Có sự phục hồi trong năm 2020 tăng gấp 2 lần so với

2019, xếp thứ tư trong cơ cấu thị trường xuất khẩu công ty.

Thị trường Mexico: Chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu thị trường xuất

khẩu, năm 2020 sản lượng nhập khẩu giảm 25% so năm 2019, xếp sau Ukraina. Đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất khu vực Trung và nam Mỹ của Cơng ty. Thị trường này có lợi thế là rào cản về kỹ thuật dễ dàng, nguồn hàng ổn định, số lượng lớn đang là sức hút của nhiều doanh nghiệp muốn thâm nhập.

Các thị trường khác như: Hong Kong, Australia, Canada, Arab, Egypt,

…tuy sản lượng khơng cao cũng góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu Công ty, đa dạng thị trường xuất khẩu. Năm 2020 Công ty xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia trên thế giới. Điều này giúp Cơng ty có thể phân tán rủi ro khi một trong các thị

trường xuất khẩu gặp khó khăn. Qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình SXKD thực tế tại TuYem SeaFood , ta thấy thị trường Trung Quốc chiếm chủ lực trong cơ cấu thị trường XK cơng ty trên 20% sản lượng. Vì vậy chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình XK thủy sản và các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Quốc để từ đó đề ra các giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường Trung Quốc cũng chính là duy trì và phát triển thị trường XK thủy sản của TuYem SeaFood .

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm sú vào thị trường trung quốc tại công ty TNHH chế biến xuất khẩu thủy sản tư yêm (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)