6. Kết cấu của đề tài
2.1 Tình hình huy động vốn của các NHTM tại Việt Nam
Phần lớn các Ngân hàng tại Việt Nam vẫn hoạt động theo mơ hình NHTM với chức năng Ngân hàng truyền thống là lợi nhuận kiếm được từ chênh lệch lãi xuất huy động và cho vay. Lợi nhuận tăng trưởng dựa trên tín dụng là khơng bền vững và dễ gặp phải rủi ro về lãi suất. Sự sụt giảm mạnh lợi nhuận trong năm 2012 là minh chứng rõ ràng nhất.
Hình 2.1: Tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng từ năm 2010 đến năm 2014
(Đơn vị tính: %)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ web http://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi- mo/Default.htm
Hoạt động cho vay không tăng trưởng, khách hàng vay nợ cũng gặp khó khăn trong thanh tốn, làm gia tăng nợ xấu. Ngân hàng buộc phải trích lập dự phịng và giảm lợi nhuận, thậm chí có thể giảm cả vốn chủ sở hữu.
Đầu năm 2015, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng GDP quý I/2015 là 6.03%, mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp và ổn định, dòng tiền chảy vào sản xuất, kinh doanh khiến huy động vốn chậm lại. Tính đến ngày 20/3/2015, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng chỉ tăng 0.94%, tăng chậm hơn nhiều so với tín dụng (1.91%). Đây là dấu hiệu có chuyển biến tốt cho đầu ra của Ngân hàng. Đối với hoạt động huy động vốn, mặc dù các Ngân hàng đồng loạt cắt giảm lãi suất huy động nhưng dòng tiền vẫn tiếp tục chảy vào kênh tiết kiệm bởi nhiều người cho rằng đây vẫn là cách hiệu quả và an toàn nhất. Lãi suất tiết kiệm giảm chủ yếu ở các kỳ hạn dưới 1 năm có thể đưa lãi suất các mức kỳ hạn về đúng bản chất huy động và sử dụng vốn. Người gửi tiền tiết kiệm muốn có lãi suất tốt phải gửi kỳ hạn từ 1 năm trở lên và rút trước kỳ hạn phải bị phạt. Với nguồn vốn kỳ hạn dài này, các Ngân hàng mới hoạch định kế hoạch kinh doanh một cách chủ động. Đây cũng là cơ sở để Ngân hàng có thể cho vay dài hạn với lãi suất thấp hơn.
Hình 2.2: Lãi suất huy động của một số NHTM
(Đơn vị tính: %)
Nguồn: laisuat.vn
Bên cạnh đó, trong hệ thống các NHTM cũng có sự cạnh tranh gay gắt, chủ yếu, truyền thống nhất và quyết liệt nhất vẫn là lãi suất. Khối NHTM nhà nước có lợi thế riêng về những nguồn tiền gửi lớn từ các đầu mối ngân sách hay ước định riêng về ưu tiên sử dụng dịch vụ của nhau trong khối doanh nghiệp trung ương – các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước (trong đó có nguồn tiền gửi). Lợi thế và tính chất đặc biệt của
nguồn vốn trên đối với NHTM nhà nước là quy mô cùng lãi suất tiền gửi thấp, chủ yếu là khơng kỳ hạn của dạng tiền gửi thanh tốn ngân sách, là công nghệ và chất lượng sản phẩm, dịch vụ có sự vượt trội hơn.
Khi lãi suất huy động giảm, thường thì lãi suất cho vay cũng sẽ giảm theo tương ứng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mặt bằng chung của lãi suất cho vay không giảm bao nhiêu so với trước, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động vẫn cao, nhất là với các khoản vay trung và dài hạn. Việc cắt giảm lãi suất huy động vừa qua của các NHTM chỉ là cách để nới rộng độ chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay và huy động, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Hình 2.3: Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay
(Đơn vị tính: %)
Nguồn: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang
Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay thì tăng trưởng tín dụng khơng cịn là mục tiêu cố phải đạt mà quan trọng hơn vẫn là duy trì sự ổn định về năng lực tài chính. Cơ cấu thu nhập của Ngân hàng bấp bênh khi tăng trưởng tín dụng ì ạch, nợ xấu ngày càng gia tăng và tình hình kinh tế vĩ mơ chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Sự phụ thuộc thu nhập từ tín dụng buộc các Ngân hàng phải thay đổi cách thức kinh doanh hướng tới phát triển Ngân hàng bán lẻ, cơ cấu thu nhập giảm thu nhập từ tín dụng, gia tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ.