6. Kết cấu của đề tài
2.2 Giới thiệu về BIDV
2.2.1 Lịch sử hình thành của BIDV
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vơi, quận Hồn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247. Fax: 04. 2220.0399 Email: Info@BIDV.com.vn
BIDV thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Trải qua các thời kỳ, BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Nhờ việc đa phương hoá, đa dạng hố các hình thức, biện pháp huy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy động được dành cho đầu tư phát triển ngày càng lớn. Trước xu thế hội nhập, áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, BIDV luôn nâng cao năng lực quản trị điều hành hệ thống, đổi mới công nghệ Ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh, phát triển về quy mô và chất lượng, hướng tới lành mạnh hóa tài chính. BIDV cũng cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn, chú trọng phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của Ngân hàng, hoàn thành tái cấu trúc mơ hình tổ chức – quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại, đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm. Bên cạnh đó, BIDV khơng ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới, đồng thời, bồi đắp văn hoá doanh nghiệp tạo nét độc đáo riêng cho Ngân hàng, góp phần khẳng định thương hiệu của BIDV.
Với phương châm “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công”, BIDV cam kết cung cấp những sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp. Thương hiệu BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân; là thương hiệu được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận.
Mạng lưới hoạt động: BIDV có 126 chi nhánh, 1 sở giao dịch và 584 phòng giao dịch, 16 quỹ tiết kiệm, hơn 1,300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Hơn 18,000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo chuyên nghiệp, tích lũy nhiều kinh nghiệm, BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
2.2.2 Hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2010 đến năm 2014
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2010 đến năm 2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng tài sản 366,267 405,755 484,784 548,386 650,340 Huy động vốn 341,898 381,158 458,081 516,093 616,734 Tiền gửi của khách hàng 244,700 240,057 303,059 338,902 440,472 Dư nợ cho vay 254,191 293,937 339,923 391,035 445,693 Lợi nhuận sau thuế 3,760 3,199 2,571 4,051 4,985 Thu dịch vụ ròng 1,776 2,157 1,442 1,566 1,802
ROA 1.03% 0.79% 0.53% 0.74% 0.77%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của BIDV từ năm 2010 đến năm 2014
Tổng tài sản, huy động vốn, tiền gửi khách hàng và dư nợ cho vay của BIDV tăng qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm mạnh trong năm 2012 và có xu hướng tăng lên trong năm 2013, 2014. Năm 2012, lợi nhuận của các Ngân hàng giảm mạnh là do thu nhập chính từ cho vay giảm, lãi suất cho vay giảm, tăng trưởng tín dụng âm, trong khi các Ngân hàng có xu hướng mở rộng hệ thống, tăng chi phí hoạt động. Mặt khác, lợi nhuận Ngân hàng giảm là do các khoản lỗ từ kinh doanh vàng và trích lập dự phịng rủi ro tăng so với các năm trước. Đây cũng là năm hệ thống Ngân hàng có nhiều xáo trộn về nhân sự, việc sa thải, thuyên chuyển, giảm biên chế diễn ra với tần suất dày đặc. Với những khó khăn trong năm 2012, thu hoạt động từ dịch vụ và chỉ số ROA của BIDV cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, với nhiều nổ lực cải tổ lại bộ máy hoạt động, kiên quyết xử lý nợ xấu, năm 2014 tình hình họat động kinh doanh của BIDV đã có nhiều thay đổi tích cực. BIDV tự đánh giá nguồn vốn huy động tăng
trưởng tốt, đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn hoạt động. Mặc dù, điều kiện nền kinh tế còn nhiều thách thức nhưng hiệu quả kinh doanh của BIDV vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, ổn định với lợi nhuận trước thuế đạt 6,065 tỷ, tăng trưởng 20%, ROE đạt 14.4%, ROA đạt 0.77%, EPS đạt 1,700 đồng/cổ phiếu. Hệ số an toàn vốn đạt trên 9%. Các hoạt động của BIDV công khai, minh bạch, an tồn và hướng theo thơng lệ, thể hiện sự chuyển dịch cả về chất và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Bước sang năm 2015, với dự báo nền kinh tế tiếp tục khởi sắc nhưng còn nhiều thách thức, BIDV tiếp tục đặt ra mục tiêu tích cực, phấn đấu hồn thành tồn diện các chỉ tiêu đã đề ra tại Đề án Tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015 được NHNN phê duyệt: nguồn vốn huy động tăng 16,5%, tín dụng tăng 16%, nợ xấu dưới 2.5%, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng không thấp hơn 20%.