6. Kết cấu của đề tài
2.6 Đánh giá chung tình hình mở rộng huy động tiền gửi của khách hàng tại BIDV
2.6.3.1 Công tác xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hoạt động của ngân hàng
Hoạt động huy động tiền gửi chỉ đạt hiệu quả khi các NHTM giải quyết các mặt còn tồn tại một cách đồng bộ. Để xây dựng một hệ thống lành mạnh hơn và hoạt động tốt hơn, không chỉ riêng BIDV mà hệ thống Ngân hàng Việt Nam còn đối diện với nhiều thách thức. Đầu tiên, cần giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu trong hệ thống. Tiếp theo, đẩy nhanh tốc độ đổi mới ngành Ngân hàng nhất là trong vấn đề củng cố ngành Ngân hàng. Cuối cùng là mức độ công khai và minh bạch trong hệ thống.
BIDV đã có nhiều nổ lực trong việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tổ chức Ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN nhưng vẫn phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng như vấn đề thanh khoản, mức độ nợ quá cao của các doanh nghiệp nhà nước và độ tin tưởng của các doanh nghiệp tư nhân còn thấp đã làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng bị suy giảm và tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ngân hàng cũng bị suy giảm theo. Trích lập dự phịng rủi ro của BIDV cịn cao, tính đến q I/2015 BIDV đã trích lập ở mức 979 tỷ đồng tăng hơn 41% so với quý I/2014 do hệ lụy của việc chạy đua tăng trưởng tín dụng, trong đó nợ có khả năng mất vốn của BIDV là 3831 tỷ đồng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Ngân hàng, trong đó có hoạt động mở rộng huy động tiền gửi của khách hàng.
BIDV luôn cải thiện chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất với phương châm lợi ích của khách hàng cũng là lợi ích của Ngân hàng. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, mặt bằng lãi suất của BIDV thấp hơn so với các Ngân hàng khác, điều này sẽ làm cho khách hàng có sự so sánh về lãi suất và có xu hướng
rời bỏ Ngân hàng để tìm tới Ngân hàng có lãi suất cao hơn, ảnh hưởng tới việc mở rộng huy động tiền gửi của Ngân hàng.