6. Kết cấu của đề tài
3.3 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng
3.3.2 Đối với NHNN
Sau khi Thông tư 36 được NHNN ban hành về các phương diện như quyết liệt xử lý sở hữu chéo, tăng cường cho vay trung dài hạn của NHTM cho doanh nghiệp, giảm rủi ro cho vay chứng khốn... có 2 vấn đề lớn đặt ra cho các NHTM là cơng khai tồn bộ chủ trương và áp dụng tồn bộ các chuẩn mực quốc tế kế tốn về kiểm toán. Tuy nhiên, điều này địi hỏi các NHTM phải có nguồn nhân lực chất lượng để tiếp cận với phương thức quản trị rủi ro mới. Việc ban hành hệ thống pháp luật về sở hữu chéo
và làm minh bạch hệ thống Ngân hàng là cần thiết, NHNN cần tăng cường giám sát các quy định hạn chế tỉ lệ sở hữu giữa các NHTM với nhau, tăng tốc quá trình áp dụng và giám sát các tiêu chuẩn an toàn theo yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế (Basel II và III đối với ngành Ngân hàng) vào hoạt động kinh doanh và quản lý tín dụng Việt Nam với các quy định, hướng dẫn thống nhất, rõ ràng. Bên cạnh đó, NHNN cần quy định mức chế tài xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ - Ngân hàng theo tỷ lệ thuận tương xứng với quy mô và lợi nhuận thu được từ sự vi phạm mới thực sự có giá trị răn đe, cảnh báo cao và giúp ngăn ngừa tái diễn cố ý các vi phạm.
NHNN cũng cần quyết liệt hơn trong công tác xử lý nợ xấu, xây dựng nền tảng để nợ xấu không quay trở lại. Đồng thời, NHNN cần khuyến khích hơn nữa các thương vụ sáp nhập Ngân hàng với sự hỗ trợ từ tài chính từ phía NHNN, đề xuất những nội dung tái cơ cấu với lộ trình, bao hàm trong đó tầm nhìn chiến lược, các giải pháp để hạn chế thấp nhất những tổn thất, nhất là những nguồn lực của Nhà nước và lợi ích của người dân.
Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đặc biệt là lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Điều hành tỷ giá linh hoạt góp phần hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; phối hợp chặt chẽ điều hành tỷ giá với điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ để điều tiết tiền tệ hợp lý, tránh gây áp lực lên tỷ giá và lạm phát, đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về quản lý thị trường vàng, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường và kịp thời đề xuất các biện pháp can thiệp thị trường khi cần thiết, đảm bảo mục tiêu điều hành chính sách và góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. Bên cạnh đó, NHNN và các bộ, ngành có liên quan phối hợp tăng cường các biện pháp quản lý ngoại hối, theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi gây rối, đầu cơ trục lợi, bất chính.
Tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những sai phạm và rủi ro gây mất ổn định để đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.