6. Kết cấu của đề tài
2.3 Thực trạng mở rộng huy động tiền gửi của khách hàng tại BIDV
2.3.5 Cân đối cho vay và huy động tiền gửi của khách hàng tại BIDV
Bên cạnh công tác huy động tiền gửi, BIDV cũng chú trọng cơng tác cho vay nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động. Các gói vay ưu đãi mua nhà trả góp, gói tín dụng hỗ trợ sản xuất kinh doanh… được Ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi. Hình 2.8: Dư nợ cho vay và huy động tiền gửi của BIDV từ năm 2010 đến năm 2014
(Đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của BIDV từ năm 2010 đến năm 2014
Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động của BIDV qua các năm đều trên 100% nhưng nếu tiếp tục duy trì thì rủi ro thanh khoản là hiện hữu. Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng huy động, thanh khoản của Ngân hàng trở nên dồi dào nhưng lại trở thành áp lực cho Ngân hàng. BIDV cần phát triển thêm nhiều sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, tập trung cho vay khách hàng có thu nhập thấp nhưng ổn định như viên chức, cơng chức, nhân viên văn phịng... đồng thời giảm thiểu các thủ tục rườm rà để các doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay rẻ, có như vậy thì huy động vốn mới có hiệu quả cao.
So sánh với Vietcombank và Vietinbank về tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động năm 2014 để đo lường khả năng thanh khoản của Ngân hàng, tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động của Vietcombank là 77.2%, trong khi của BIDV và Vietinbank là hơn 100%. Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động thấp cho thấy chiến lược kinh doanh mà Vietcombank theo đuổi vẫn là an tồn.
Hình 2.9: So sánh dư nợ cho vay và huy động của BIDV, Vietcombank và Vietinbank năm 2014
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC năm 2014 của BIDV, Vietcombank và Vietinbank
So sánh về tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn trong năm 2014 để thấy rõ hơn thị phần huy động tiền gửi mà BIDV đang nắm giữ so với Vietcombank và Vietinbank
Hình 2.10: So sánh về tốc độ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động của BIDV, Vietcombank và Vietinbank năm 2014
(Đơn vị tính: %)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC năm 2014 của BIDV, Vietcombank và Vietinbank
Trong khi BIDV và Vietcombank đẩy mạnh huy động vốn tiền gửi với tỷ lệ tăng trưởng gần 30%, đồng thời tiết chế tốc độ cho vay ra với tăng trưởng 13.98% và 17.87% thì Vietinbank có sự tăng trưởng đồng đều ở cả cho vay và huy động. Qua đó, ta thấy chiến lược kinh doanh của BIDV và Vietcombank hướng tới khách hàng lớn có biên lợi nhuận cao còn Vietinbank hướng tới mở rộng đối tượng khách hàng.