Phân tích tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thương mại tại công ty cổ phần viscom (Trang 51 - 52)

2.4 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THƯƠNG MẠ

2.4.1.3 Phân tích tín dụng:

Việc phân tích tín dụng chỉ thực hiện lúc cấp hạn mức tín dụng mới, Hồn Long là khách hàng lớn, lâu năm nên việc phân tích tín dụng định kỳ khơng được thực hiện và Viscom cũng khơng có quy định trong việc phân tích tín dụng định kỳ đối với khách hàng.

Hồn Long kinh doanh ngồi ngành: Viscom đã khơng đánh giá sự gia tăng tỷ lệ nợ của Hoàn Long, những rủi ro khi kinh doanh ngoài ngành trong việc Hoàn Long đem nguồn vốn ngắn hạn để kinh doanh dài hạn những khoản đầu tư bất động sản.

Mở rộng quy mô kinh doanh: với mục tiêu mở rộng chuỗi siêu thị kinh doanh máy tính trên tồn quốc từ năm 2009 đến 2011 Hoàn Long liên tiếp mở thêm 5 chi nhánh, nhưng điều đặc biệt là trong vịng chưa dầy 2km có đến 4 siêu thị đó là 410 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3; 101 Sương Nguyệt Ánh, Quận 1; 244 Cống Quỳnh Quận 1 và 96B Tơn Thất Tùng, Quận 1. Có thể thấy đây là một cách để Hồn Long tăng việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp từ hoạt động tín dụng thương mại. Với mỗi cửa hàng mới Viscom được Hoàn Long yêu cầu tăng hạn mức tín dụng thêm 100 triệu và không cần xét đến doanh thu hay dựa vào cơng thức quy định, vì để giữ chân khách hàng lớn Ban Giám Đốc luôn đồng ý với điều kiện được đưa ra mà khơng xem xét đến tính khả thi trong việc mở rộng kinh doanh của Hồn Long.

Thơng tin từ khách hàng lẻ: kênh thơng tin này có thể khơng chính xác 100% nhưng có thể dùng tham khảo, trên các diễn đàn IT ln có những phàn nàn của khách hàng về uy tín của Hồn Long, bán hàng kém chất lượng, dịch vụ không

tốt…thực tế những nhà quản trị và nhân viên kinh doanh của Viscom đều biết nhưng vì mục tiêu doanh thu và lợi nhuận họ có thể bỏ qua những thơng tin này.

Thông tin từ đối tác của Hồn Long: Từ tháng 3 năm 2012 một cơng ty phân phối lớn trong ngành đó là FPT đã ngừng hợp tác với Hoàn Long, đây là một dấu hiệu rất rõ ràng về rủi ro trong giao dịch với Hồn Long nhưng vẫn khơng được Viscom chú ý đến.

Thay đổi cơ cấu quản lý: nhân sự của Hoàn Long bắt đầu thay đổi từ cuối năm 2012, những nhân viên kế toán, Marketing… đều được thay mới hoặc luân chuyển bộ phận, giấy tờ, thủ tục thanh tốn cơng nợ trở nên rườm rà và chậm trễ do việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Phân tích tình hình thực hiện cơng nợ: hàng tuần quản lý bán hàng có báo cáo về tình hình dư nợ của khách hàng đến thời điểm cuối tuần, nhưng khơng có so sánh giữa cáo tuần để phân tích tình hình trả nợ của khách hàng cũng như nhận biết những rủi ro qua việc phân tích đó.

 Viscom đã khơng có những phân tích tín dụng định kỳ dựa vào những

thông tin từ thị trường, từ nhân viên kinh doanh hay từ những hành động của Hoàn Long để dự đoán được những rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại từ đó có những phản ứng kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thương mại tại công ty cổ phần viscom (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)