Chỉ số tài chính liên quan đến khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thương mại tại công ty cổ phần viscom (Trang 44)

Năm Khoản phải thu trung bình ( tỷ đồng) Doanh số ( tỷ đồng) Vòng quay khoản phải thu ( lần ) Số ngày thu nợ ( ngày ) Số ngày thu nợ quy định ( ngày ) 2009 11 317 29 13 13 2010 7 262 37 10 13 2011 14 401 29 13 13 2012 17 381 22 16 15 2013 22 413 19 19 15

Nguồn: Phịng Kế Tốn-Tài Chính Cơng Ty Cổ Phần Viscom

Năm 2010 do chính sách tín dụng thương mại thắt chặt nên việc thực hiện tín dụng thương mại được kiểm sốt chặt chẽ vì vậy số ngày thu nợ chỉ có 10 ngày thấp hơn quy định là 13 ngày.

Năm 2011 do ảnh hưởng của việc tăng doanh thu đột biến từ sản phẩm ổ cứng nên doanh thu cao nhưng khoản phải thu lại thấp, vì vậy số ngày thu nợ cũng trong

Sự phát triển đại lý vào 2 năm 2012 và 2013 nhất là các đại lý được xét cấp hạn mức tín dụng nhưng lại khơng có nhiều biện pháp xúc tiến thu hồi công nợ đã làm ảnh hưởng đến số ngày thu nợ, tăng vượt mức cho phép là 15 ngày như quy định.

Biểu đồ 2.3: Tình hình ngày thu nợ bình quân từ 2009 – 2013 của Viscom

Đơn vị tính: Ngày 0 5 10 15 20 2009 2010 2011 2012 2013

Tình hình ngày thu nợ bình quân

ngày thu nợ quy định ngày thu nợ thực tế

Nguồn: Phịng Kế Tốn-Tài Chính Cơng Ty Cổ Phần Viscom

2.2.2 Tình hình thực hiện cấp hạn mức tín dụng thương mại

Bảng 2.7: Tình hình tăng giảm của các đại lý được cấp hạn mức tín dụng từ 2009 – 2013 của Viscom

Đơn vị tính: Số Đại Lý Năm Số đại lý thân thiết

tăng

Số đại lý công nợ tăng Tổng số đại lý được cấp công nợ tăng 2009 2010 -15 -55 -70 2011 36 235 271 2012 34 93 127 2013 58 71 129

Nguồn: Phịng Kế Tốn-Tài Chính Cơng Ty Cổ Phần Viscom

Việc thực hiện cấp tín dụng thương mại trong năm 2010 bị ảnh hưởng bởi chính sách tín dụng thương mại thắt chặt đã làm giảm mạnh số đại lý thân thiết và

các đại lý nhỏ. Các nhân viên kinh doanh đã linh hoạt rất nhiều trong việc thực hiện cấp tín dụng thương mại trong giai đoạn này như tăng chiết khấu khi thanh toán trước hạn, bảo lãnh.cho các khách hàng lớn khi công nợ vượt hạn mức… để giữ những đại lý có doanh số lớn và có mối quan hệ lâu năm với công ty.

Các mối quan hệ được lập lại vào các năm sau đó, chính sách mở rộng tín dụng thương mại đã lấy lại lượng đại lý đã mất và tăng đều qua các năm. Việc thực hiện tăng hạn mức tín dụng hay cấp tín dụng thương mại được thực hiện linh hoạt hơn, được thể hiện qua việc tăng tổng hạn mức tín dụng thương mại đã cấp:

Bảng 2.8: Tình hình thay đổi tổng hạn mức tín dụng của Viscom cấp cho đại lý từ năm 2009 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ Đồng Năm Hạn mức của đại lý

thân thiết Hạn mức của đại lý có cơng nợ Tổng hạn mức 2009 16.4 4.1 20.5 2010 12.5 2.9 15.4 2011 17.2 4.3 21.5 2012 18.7 4.6 23.3 2013 20.8 5.3 26.1

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ số đại lý thân thiết và đại lý có cơng nợ so với tổng số đại lý được cấp công nợ của Viscom từ 2009 - 2013

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% 2009 2010 2011 2012 2013 80.0% 81.2% 80.0% 80.3% 79.7% 20.0% 18.8% 20.0% 19.7% 20.3%

Tỷ lệ số đại lý thân thiết và đại lý có cơng nợ so với tổng số đại lý được cấp công nợ

đại lý thân thiết đại lý công nợ

Nguồn: Phịng Kế Tốn-Tài Chính Cơng Ty Cổ Phần Viscom

Những đại lý thân thiết góp phần rất quan trọng trong việc hồn thành chỉ tiêu doanh thu của Viscom, vì vậy tổng hạn mức tín dụng thương mại cấp cho các đại lý thân thiết luôn chiếm tỉ trọng cao và hạn mức của các đại lý này thường được xét duyệt tăng dựa vào doanh số mua hàng. Điều này sẽ mang lại rủi ro cao vì các tài sản của các đại lý này hầu như được dùng cho các mục đích khác như thế chấp ngân hàng, kinh doanh lĩnh vực khác… Một khi có rủi ro xảy ra đại lý sẽ mất khả năng thanh toán giá trị tài sản của họ sẽ không bù đắp đủ cho các khoản nợ.

Trong q trình thực hiện các chính sách tín dụng thương mại có rất nhiều rủi ro đã xảy ra tại cơngty Cổ Phần Viscom sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

2.3 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VISCOM

Để quản lý thời hạn nợ Viscom đã chia các loại nợ quá hạn thành 5 cấp, tình hình nợ quá hạn của các đại lý qua các năm như sau:

Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ quá hạn cấp 5 của Viscom từ 2009 – 2013

Đơn vị tính: Triệu Đồng

Nguồn: Phịng Kế Tốn-Tài Chính Cơng Ty Cổ Phần Viscom

Những năm 2009 đến 2011 các đại lý mất khả năng thanh toán là những đại lý nhỏ và đa số thuộc quản lý của chi nhánh Hà Nội, các công ty này đã ngừng hoạt động vì vậy Viscom khơng thể thu hồi lại được số nợ. Vì mỗi đại lý khơng thu hồi được từ 10 triệu đến 20 triệu nên ban quản trị vẫn chưa chú trọng đến các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng thương mại.

Năm 2011 nợ quá hạn 5 chỉ có 77 triệu nhưng bất ngờ tăng đột biến lên 10 lần vào năm 2013 và tăng thêm 100% vào năm 2013 đã cho thấy có những tồn tại rất lơn trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thương mại của Viscom. Một số chi tiết về tình hình rủi ro tín dụng thương mại đã xảy ra thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.9: Tóm tắt tình hình nợ q hạn của Viscom hiện nay:

Stt Khách hàng Hạn mức Tổng nợ Nợ trong hạn Quá hạn 1 Quá hạn 2 Quá hạn 3 Quá hạn 4 Quá hạn 5

1 Công ty tnhh Tuấn Huy 100,000,000 60,890,040 36,890,000 24,000,040 2 Cơng ty CP Máy Tính Hồn Long 728,308,163 2,495,999 18,782,002 707,030,162 3 Công Ty TNHH Thương Mại Nguyên Khang 797,760,010 13,069,998 50,524,989 26,339,994 60,359,994 647,465,035 4 Công Ty TNHH Cao Phong 100,043,005 100,043,005 5 Viễn Thông Đák Nông 185,000,000 108,900,000 108,900,000 6 Công Ty TNHH Sản Xuất Thiết Bị Viễn Thông (TELEQ)

600,000,000 138,880,000 88,880,000 50,000,000

7 …

8 …

Tổng nợ 8,339,704,900 5,431,473,461 743,307,591 272,364,645 194,711,966 84,360,035 1,613,487,203

Nguồn: Phịng Kế Tốn-Tài Chính Cơng Ty Cổ Phần Viscom

Sự gia tăng đột biến của các khoản nợ khó địi xuất hiện ở 2012 và 2013 là do một trong hai khách hàng lớn nhất của Viscom dùng vốn đầu tư bất động sản thua lỗ nên mất khả năng thanh tốn. Hồn Long là một công ty bán lẻ các thiết bị tin học với 7 cửa hàng bán lẻ ở Đà Nẵng, TP HCM, Đồng Nai, Cần Thơ đã lần lượt đóng của chỉ cịn một cửa hàng ở TPHCM để duy trì hoạt động mua bán, tổng số nợ hiện tại của Hoàn Long thiếu các ngân hàng hơn 200 tỉ, nợ các doanh nghiệp trong ngành thiết bị tin học hơn 40 tỉ. Viscom có quan hệ mua bán với Hồn Long từ ngày mới thành lập, quan hệ này đang rất tốt và luôn dành những chương trình tốt nhất cho Hồn Long, từ khoản giữa năm 2012 khi không thể bù đắp khoản nợ thua lỗ trong bất động sản, Hoàn Long đã không chi trả công nợ cho tất cả các nhà phân phối trong đó có Viscom. Với số nợ quá hạn 5 lên đến 728 triệu Viscom khơng có biện pháp nào để thu hồi công nợ và vẫn tiếp tục cung cấp hàng cho Hoàn Long với phương thức thanh tốn ngay để mong một ngày Hồn Long vượt qua khủng hoảng và trả hết nợ.

Tháng 8 năm 2013 một số cơng ty có quan hệ rất tốt với Hồn Long đã khơng xoay nổi số nợ lớn mà Hoàn Long đang nợ trong đó có Công ty Nguyên Khang,

cũng là một đại lý thân thiết của Viscom với doanh số hơn 1 tỉ/ tháng, đã đẩy số nợ khó địi của Viscom thêm 798 triệu.

Những công ty viễn thơng là những doanh nghiệp nhà nước thường có chu kỳ chi cơng nợ lên đến 6 tháng, vì áp lực doanh số nên các Kinh Doanh vẫn bán hàng và khơng có kế hoạch thu nợ nên vốn của Viscom cũng bị chiếm dụng rất lâu.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng nợ quá hạn, mất nợ cần phải đánh giá thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng của Viscom ở phần sau.

2.4 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VISCOM CƠNG TY CỔ PHẦN VISCOM

Có thể thấy khoản nợ quá hạn tăng đột biến vào năm 2012, 2013 là do hai khách hàng Hồn Long và Ngun Khang khơng có khả năng trả nợ. Phân tích thực trạng trong việc quản trị rủi ro tín dụng của Viscom đối với 2 cơng ty này dựa vào mơ hình Basel II để tìm ra những tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thương mại của Viscom.

2.4.1 Phân tích từ khoản nợ của Hồn Long

2.4.1.1 Điều kiện bán hàng

Hồn Long có quan hệ mua bán với Viscom từ năm 2003 ngày mới thành lập cơng ty, vì có tiếng trong ngành và là một trong hai nhà bán lẻ thiết bị vi tính lớn nhất ở TP Hồ Chí Minh nên khơng cần áp dụng thanh tốn ngay trong vòng 3 tháng trước khi cấp hạn mực tín dụng thương mại như quy định của cơng ty.

2.4.1.2 Cơng cụ tín dụng thương mại

Viscom hiện tại khơng áp dụng một cơng cụ tín dụng thương mại để đảm bảo cho việc thanh tốn. Khơng có hợp đồng mua bán vì giao dịch thường xuyên hàng ngày các hồ sơ chứng minh việc giao hàng và ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Hoàn Long chỉ bao gồm:

Hợp đồng nguyên tắc ký mỗi năm theo quy định.

Hóa đơn tài chính khi xuất hàng, hóa đơn này khơng có chữ ký của người mua hàng

Biên bản đối chiếu công nợ mỗi 3 tháng. Nhưng từ khi gặp khó khăn về tài chính với nhiều lý do khác nhau Hồn Long đã chậm trễ trong việc ký các biên bản đối chiếu công nợ với Viscom.

 Cơ sở pháp lý mạnh nhất để ràng buộc việc trả nợ của khách hàng là biên

bản đối chiếu công nợ nhưng khi xảy ra rủi ro từ phía khách hàng thì việc có được sự xác nhận của khách hàng trên biên bản đối chiếu công nợ là điều không thể.

2.4.1.3 Phân tích tín dụng:

Việc phân tích tín dụng chỉ thực hiện lúc cấp hạn mức tín dụng mới, Hồn Long là khách hàng lớn, lâu năm nên việc phân tích tín dụng định kỳ khơng được thực hiện và Viscom cũng khơng có quy định trong việc phân tích tín dụng định kỳ đối với khách hàng.

Hoàn Long kinh doanh ngồi ngành: Viscom đã khơng đánh giá sự gia tăng tỷ lệ nợ của Hoàn Long, những rủi ro khi kinh doanh ngoài ngành trong việc Hoàn Long đem nguồn vốn ngắn hạn để kinh doanh dài hạn những khoản đầu tư bất động sản.

Mở rộng quy mô kinh doanh: với mục tiêu mở rộng chuỗi siêu thị kinh doanh máy tính trên tồn quốc từ năm 2009 đến 2011 Hoàn Long liên tiếp mở thêm 5 chi nhánh, nhưng điều đặc biệt là trong vịng chưa dầy 2km có đến 4 siêu thị đó là 410 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3; 101 Sương Nguyệt Ánh, Quận 1; 244 Cống Quỳnh Quận 1 và 96B Tơn Thất Tùng, Quận 1. Có thể thấy đây là một cách để Hoàn Long tăng việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp từ hoạt động tín dụng thương mại. Với mỗi cửa hàng mới Viscom được Hoàn Long yêu cầu tăng hạn mức tín dụng thêm 100 triệu và không cần xét đến doanh thu hay dựa vào cơng thức quy định, vì để giữ chân khách hàng lớn Ban Giám Đốc luôn đồng ý với điều kiện được đưa ra mà khơng xem xét đến tính khả thi trong việc mở rộng kinh doanh của Hồn Long.

Thơng tin từ khách hàng lẻ: kênh thơng tin này có thể khơng chính xác 100% nhưng có thể dùng tham khảo, trên các diễn đàn IT ln có những phàn nàn của khách hàng về uy tín của Hồn Long, bán hàng kém chất lượng, dịch vụ không

tốt…thực tế những nhà quản trị và nhân viên kinh doanh của Viscom đều biết nhưng vì mục tiêu doanh thu và lợi nhuận họ có thể bỏ qua những thơng tin này.

Thơng tin từ đối tác của Hoàn Long: Từ tháng 3 năm 2012 một công ty phân phối lớn trong ngành đó là FPT đã ngừng hợp tác với Hồn Long, đây là một dấu hiệu rất rõ ràng về rủi ro trong giao dịch với Hoàn Long nhưng vẫn không được Viscom chú ý đến.

Thay đổi cơ cấu quản lý: nhân sự của Hoàn Long bắt đầu thay đổi từ cuối năm 2012, những nhân viên kế toán, Marketing… đều được thay mới hoặc luân chuyển bộ phận, giấy tờ, thủ tục thanh tốn cơng nợ trở nên rườm rà và chậm trễ do việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Phân tích tình hình thực hiện cơng nợ: hàng tuần quản lý bán hàng có báo cáo về tình hình dư nợ của khách hàng đến thời điểm cuối tuần, nhưng khơng có so sánh giữa cáo tuần để phân tích tình hình trả nợ của khách hàng cũng như nhận biết những rủi ro qua việc phân tích đó.

 Viscom đã khơng có những phân tích tín dụng định kỳ dựa vào những

thông tin từ thị trường, từ nhân viên kinh doanh hay từ những hành động của Hoàn Long để dự đoán được những rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại từ đó có những phản ứng kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.

2.4.1.4 Quyết định tín dụng

Theo quy định của Viscom, khi khách hàng mua hàng công nợ vượt hạn mức thì phải thanh tốn ngay số tiền vượt so với hạn mức được cấp. Đối với Hồn Long hay những khách hàng thuộc nhóm thân thiết, vượt hạn mức ở một mức cho phép vẫn có thể xuất hàng mà khơng cần bảo lãnh.

Áp lực doanh số: Viscom bắt đầu phân phối màn hình LCD HP vào tháng 4 năm 2012 thì được giao chỉ tiêu rất cao trong khi kênh phân phối cho sản phẩm này chưa có, ban giám đốc quyết định sẽ tập trung vào nhóm khách hàng lớn vì vậy hạn mức cơng nợ của các khách hàng này được tăng lên dựa vào doanh số họ cam kết với Viscom, Hoàn Long được tăng thêm hạn mức 200 triệu, nâng tổng hạn mức lên

1,1 tỷ. Ngay cả khi đã biết Hoàn Long đang gặp khó khăn, có nguy cơ phá sản, quyết định ngưng bán hàng cho Hoàn Long nhưng khi phân bổ chi tiêu cho từng khách hàng vẫn áp đặt chỉ tiêu cho Hoàn Long, việc này buộc kinh doanh phụ trách và quản lý bán hàng phải tìm cách để bán hàng cho Hồn Long.

Kiểm tra, giảm hạn mức tín dụng: điều này khơng được thực hiện trước đây, có những khách hàng rất lâu khơng giao dịch với Viscom nhưng vẫn cịn hạn mức tín dụng được lưu trên phần mềm, sau 3 năm không giao dịch, khách mua hàng lại họ yêu cầu được mua hàng trả chậm và vẫn được chấp nhận. Việc Hồn Long đóng cửa các cửa hàng vào năm 2012 chỉ còn lại 3 cửa hàng nhưng ban giám đốc cũng không xe xét đến việc giảm hạn mức tín dụng của Hồn Long, cho đến khi Hồn Long mất khả năng thanh tốn thì mới xóa hạn mức tín dụng của Hồn Long.

 Việc kiểm tra các hạn mức tín dụng để điều chỉnh không được thực hiện

kịp thời, chỉ tăng theo nhu cầu của khách hàng chứ không cần theo quy định của cơng ty. Khơng có quy định một khách hàng không giao dịch trong bao lâu sẽ bị xóa hạn mức tín dụng vì sau một thời gian dài sẽ có rất nhiều thay đổi, nếu khơng xét cấp tín dụng mới thì rủi ro sẽ rất cao. Phân chia chỉ tiêu doanh số khơng hợp lý cũng dẫn đến tình trạng nhân viên bất chấp rủi ro để có thể đạt được mục tiêu doanh số.

2.4.1.5 Chính sách thu nợ

Đối với những khách hàng lớn như Hồn Long sẽ có lịch chi nợ riêng, chỉ chi vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần và phải nộp phiếu thông báo trước 1 ngày, thời hạn nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thương mại tại công ty cổ phần viscom (Trang 44)