CHƯƠNG 1 : LỜI MỞ ĐẦU
2.2 Hiệu quảhoạt động kinh doanhcủa NHTM
2.2.3.2 Bộ chỉ tiêu lành mạnh tài chính theo tiêu chuẩn IMF (FSIs)
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát lĩnh vực tài chính, tăng tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính, cũng như tăng cường kỷ luật thị trường, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã xây dựng và phổ biến “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính” (FSIs). Bộ chỉ số này đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia, có vai trị rất quan trọng trong việc đánh giá, nhìn nhận chính xác thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính mỗi quốc gia cũng như tồn cầu, đồng thời có vai trị lớn trong việc dự đốn, cảnh báo sớm và hoạch định chính sách, đưa ra các biện pháp quản lý hợp lý nhằm hạn chế những bất ổn, rủi ro có thể xảy ra, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng tài chính.
Bộ chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó: 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích); 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức tài chính khác; 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức phi tài chính; 2 chỉ số phản ánh tài
18
chính của khu vực hộ gia đình; 2 chỉ số phản ánh tình hình thanh khoản của thị trường; 4 chỉ số phản ánh tình hình của thị trường bất động sản.
2.2.3.3 Mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM doanh của NHTM
Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ quan tâm đến nhóm 12 chỉ số cốt lõi cho các tố chức nhận tiền gửi, vì đây là những chỉ số cơ bản và quan trọng nhất đối với các tổ chức nhận tiền gửi mà IMF đưa ra. Từ nhóm chỉ số này nghiên cứu kết hợp với thực tiễn vấn đề nghiên cứu là cơ sở đế lựa chọn các biến đưa vào mơ hình nghiên cứu. Dựa trên 12 chỉ số tài chính cốt lỗi của IMF và khung phán tích CAMLES ta có thể phân chia thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: chỉ tiêu an tồn vốn gồm có 3 chi số tài chính cốt lõi:
+ Tỷ số vốn cấp 1 và cấp 2 so với tài sản diều chỉnh theo trọng sổ rủi ro: đo lường tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức nhận tiền gửi hay chính là đo lường khả năng đám ứng vốn của tổ chức này. Chỉ số này cũng cho biết khả năng đối phó của tổ chức nhận tiền gửi trước các cú sốc.
+ Tỷ lệ vốn cấp 1 so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro: đo lường chỉ số an toàn của tổ chức nhận tiền gửi dựa trên khái niệm cốt lõi về vốn củaỦy ban giám sát ngân hàng.
+ Nợ xấu ròng trên vốn: Dùng để đánh giá sự an toàn của tổ chức nhận tiền gửi và là một chỉ báo quan trọng về năng lực vốn của tổ chức nhận tiền gửi trong những tổn thất do nợ xấu gây ra.
- Nhóm 2, chất lượng tài sản gồm có 2 chỉ số cốt lõi:
+ Nợ xấu trên tổng dư nợ: dùng để xem xét, đánh giá chất lượng tài sản và thường được sử dụng như một biến đại diện cho chất lượng tài sản của tồ chức nhận tiền gửi đồng thời, chỉ số này dùng để xác định độ rủi ro của tài sản trong danh mục cho vay.
+ Tỷ trọng dư nợ theo lĩnh vực kinh tế so với tổng dư nợ:là chỉ số đánh giá chất lượng tài sản. Chỉ số này cung cấp thông tin về sự phân bố của các khoản vay đối với
19
người cư trú và người không cư trú. Thiếu sự đa dạng hóa trong danh mục cho vay sẽ là tín hiệu tồn tại sự bất ổn trong hệ thống tài chính.
- Nhóm 3, thu nhập và hiệu quả hoạt động, gồm có 4 chisố cốt lõi như sau:
+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): là một chỉ số đánh giá lợi nhuận của tổ chức nhận tiền gửi và được dùng để đo lường hiệu quả trong sử dụng tài sản của ngân hàng.
+ Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): là một chỉ số đánh giá về lợi nhuận của tổ chức nhận tiền gửi và được dùng để đo lường hiệu quả của tổ chức nhận tiền gửi trong việc sử dụng vốn.
+ Thu nhập ròng từ lãi so với tổng thu nhập: dùng để so sánh giữa thu nhập ròng từ lãi (thu nhập từ lãi trừ đi lãi phải trả) và tổng thu nhập. Trong trường hợp các tổ chức nhận tiền gửi có địn bẩy thấp, thì chỉ số này thường có xu hướng cao hơn.
+ Chi phí ngồi trả lãi trên tổng thu nhập: dùng để đo lường chi phí quản lý so với tổng thu nhập và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các tổ chức nhận tiền gửi.
- Nhóm 4, thanh khoản. Nhóm này dùng 2 chỉ số cốt lõi để đo lường:
+ Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản - hệ số tài sản lỏng: đo lường mức thanh khoản tài sản của tổ chức nhận tiền gửi. Nó cung cấp thơng tin về khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường của khách hàng gửi tại tổ chức nhận tiền gửi. Mức độ thanh khoản càng cao cho thấy khả năng đối phó của tổ chức nhận tiền gửi trước những cú sốc càng lớn và ngược lại.
+ Tài sản thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn: đo lường mức thanh khoản của tài sản so với nguồn vốn ngắn hạn và dùng để đánh giá khả năng cân đối giữa tài sản và nợ. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn ngắn hạn của khách hàng mà không ảnh hưởng đến thanh khoản của tổ chức nhận tiền gửi.
- Nhóm 5, độ nhạy cảm với rủi ro thị trường dùng một chỉ số cốt lõi để đolường: + Trạng thái ngoại tệ ròng so với vốn: là một chỉ số về độ nhạy của tổ chức nhận tiền gửi trước những biến động của thị trường, dùng để đánh giá nguy cơ rủi ro tỷ giá.