CHƯƠNG 1 : LỜI MỞ ĐẦU
3.2. Dư nợ tín dụng
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng tỉnh Đồng Nai
Năm 2012 2013 2014
Tốc độ tăng trưởng 16.59% 19.26% 10.76%
Nguồn: NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Tốc độ tăng trưởng tín dụng hệ thống NHTM tỉnh Đồng Nai tăng chậm chạp trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012 tình hình thế giới và trong nước vẫn có nhiều biến độngkhiến tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam thấp nhất kể từ năm 1992, khiến các NHTM siết chặt tín dụng.Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có cao hơn so với hệ thống Ngân hàng toàn quốc và các tỉnh lân cận, nhưng so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng của các năm trước thì tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 của hệ thống Ngân hàng Đồng Nai tăng chậm và thấp, chỉ tăng 16,59% (năm 2011 là 23,63%). Nguyên nhân là do ảnh hưởng khó khăn kinh tế, vốn trong nền kinh tế hấp thụ thấp, năng lực tài chính của doanh nghiệp suy giảm, hàng hóa tồn kho cao, tiêu thụ chậm, thị trường thu hẹp, nhất là sản xuất, kinh doanh chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Vốn chậm luân chuyển, Ngân hàng khó thu hồi nợ, nguy cơ nợ xấu có xu hướng tăng lên.
Tuy nhiên, năm 2013 và 2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được cải thiện nhưng vẫn cịn thấp. Tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu phục hồi và có xu hướng cải thiện nhanh vào cuối năm 2013 khi các ngân hàng trên địa bàn đã tích
36
cực huy động vốn, thực hiện nhiều chính sách tín dụng. Các ngân hàng tập trung vào bán lẻ để đẩy mạnh tín dụng, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tốt hơn do nền kinh tế thế giới có nhiều cải thiện theo hướng thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng trước đây, cùng với quá trình tái cơ cấu kinh tế, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng lành mạnh hơn, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính Phủ. Ngồi ra, năm 2014 tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm so với những năm trước là NHTM cổ phần Đại Ábị sát nhập khiến dư nợ tín dụng tồn hệ thống ngân hàng tỉnh Đồng Nai giảm đáng kể, một số CN NHTM thắt chặt tín dụng nhằm kiểm sốt chất lượng tín dụng nhằm hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, một số CN NHTM vẫn có tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng so với năm 2013.
Bảng 3.3: Tình hình dư nợ cho vay của hệ thống TCTD tỉnh Đồng Nai
Nguồn: NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Dựa vào bảng số liệu 3.3 nhận thấy thị phần tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, khối NHTM nhà nước chiếm ưu thế, khối NHTM cổ phần có thị phần tín dụng thấp hơn nhưng ngày càng có xu hướng tăng dần. Do khối NHTM nhà nước hoạt động lâu năm, hệ thống quản lý tương đối ổn định, địa bàn hoạt động rộng khắp tỉnh. Tuy nhiên, khối NHTM cổ phần và NHTM nước ngoài cũng đang ngày càng phát triển và tạo ra sức cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng và thúc đẩy các NHTM không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, hoạt động hiệu quả trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay. Qua đó, khối NHTM nhà nước hoạt động tín dụng ngân hàng mạnh hơn khi chiếm tỷ trọng
Loại hình NHTM Dư nợ tín dụng 2012 2013 2014 Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ so với dư nợ toàn hệ thống Số (tr.đ) tiền Tỷ lệ so với dư nợ toàn hệ thống Số (tr.đ) tiền Tỷ lệ so với dư nợ toàn hệ thống NHTM Nhà nước 36.563.457 54.28% 42.178.834 52.51% 50.232.137 56.46% NHTM Cổ phần 19.355.371 28.74% 23.750.423 29.57% 27.273.147 30.65% Toàn hệ thống ngân hàng tỉnh Đồng Nai 67.355.371 80.325.605 88.971.007
37
lớn dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng Đồng Nai nên sẽ tạo được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, thị phần tín dụng lớn thì khối NHTM nhà nước cũng sẽ gặp phải nhiều rủi ro tiềm ẩn nên cần có biện pháp phịng ngừa rủi ro hợp lý nhằm nâng cao hiệu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.