Khuyến nghị chính sách đối với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 90 - 91)

CHƯƠNG 1 : LỜI MỞ ĐẦU

5.4 Khuyến nghị chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quảhoạt động cácNHTM tỉnh

5.4.2 Khuyến nghị chính sách đối với NHNN Việt Nam

Phát triển hệ thống giám sát theo khung an toàn CAMEL, hệ thống đánh giá rủi ro đối với TCTD và cảnh báo sớm trong hoạt động ngân hàng. Hoàn thiện khung pháp lý về các quy định về an tồn vốn theo thơng lệ quốc tế và chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II. Tăng cường giám sát, thanh tra đột xuất, định kỳ hoạt động của các NHTM nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

NHNN tiếp tục thực hiện cơ cấu lại các TCTD và cần được tiến hành khẩn trương, quyết liệt, nhưng thận trọng để nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng được đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được giữ vững; tâm lý, niềm tin của nhân dân vào chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được củng cố, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế.

NHNN phải chủ động, linh hoạt hơn nữa về việc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ, lãi suất theo nguyên tắc thị trường. NHNN chủ động điều hành công cụ tiền tệ để đảm bảo lượng tiền cung ứng, bảo đảm khả năng thanh khoản, bảo đảm vốn cho hệ thống các TCTD, ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất phù hợp điều kiện kinh tế vĩ mô,

82

giảm bớt rủi ro thị trường cho TCTD và nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, nhất là các TCTD yếu kém bảo đảm rằng tín dụng tăng trưởng phù hợp với khả năng thực tế, tập trung củng cố khả năng chi trả. Theo dõi tình hình tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đơi với an tồn hệ thống từng NHTM.

Nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo của NHNN, chất lượng cán bộ NHNN và hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng của hệ thống NHNN, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của NHNN.

Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản trị rủi ro, quản lý công nợ, công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.

NHNN phải tích cực hơn nữa việc phối hợp với tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trên địa bàn; chủ động phối hợp, làm việc trực tiếp với từng Bộ, ngành nhằm nắm bắt khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ phù hợp đối với từng lĩnh vực, đặc biệt là xử lý vấn đề hàng tồn kho để có cơ sở mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)