Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 33)

CHƯƠNG 1 : LỜI MỞ ĐẦU

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động kinh doanhcủa NHTM

2.3.1.5 Rủi ro thanh khoản

Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (1997), rủi ro thanh khoản phát sinh từ một ngân hàng khơng có khả năng để đáp ứng trả nợ vay khi tới hạn hoặc khơng có thể tăng lượng vốn huy động trong tài sản. Thanh khoản kém là nguyên nhân khiến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng xấu và có khả năng ngân hàng sụp đổ.

Theo nhà nghiên cứu Gul, Irshad và Zaman (2011), rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ tổng số tiền gửi trên tổng tài sản. Do đó, ngân hàng có tính thanh khoản cao hơn có nhiều khả năng cho vay nhiều hơn và gia tăng lợi nhuận. Vì nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng lấy từ các khoản tiền gửi vào ngân hàng nên lượng tiền gửi nhiều, lợi nhuận có thể tăng. Shen et al (2010) đã nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro thanh khoản có thể làm giảm lợi nhuận ngân hàng (ROA, ROE) vì chi phí cao hơn của vốn, nhưng tỷ lệ NIM tăng do các ngân hàng với tài sản có tính thanh khoản cao đem cho vay có thể nhận được thu nhập lãi cao hơn.Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Trung Quốc và Malaysia cho thấy mức độ thanh khoản của các ngân hàng khơng có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng (Said và Tumin, 2011).

Chính vì thế, các ngân hàng cần cải thiện danh mục đầu tư như đầu tư vào trái phiếu kho bạc hoặc tài trợ cho hoạt động của mình bằng cách sử dụng nợ dài hạn..., duy trì tiền mặt dự trữ hợp lý hoặc duy trì dịng vốn vay từ các TCTD nhằm nâng cao tính thanh khoản hợp lý để giảm thiểu rủi ro của ngân hàng nhưng vẫn làm tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)