CHƯƠNG 1 : LỜI MỞ ĐẦU
4.1 Mơ hình nghiên cứu
4.1.1.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA được sử dụng trong nhiều nghiên cứu để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. ROA có thể được coi như một chỉ số đo lường về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó bao gồm lợi nhuận ngoài lãi cũng như lợi nhuận từ lãi. ROA cao thường chỉ ra khả năng quản lý ngân hàng tốt trong việc chuyển tài sản của mình vào thu nhập dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tốt hơn. Theo các nhà nghiên cứu Khrawish, H.A (2011),Said và Tumin (2011), Fadzlan Sufian
(2011),Rivard và Thomas (1997), Ameur và Mhiri (2013), Yong Tan và Christos Floros (2012), Dawood (2014), Gul, S, Irshad, F và Zaman, K (2011), ROA được chọn là biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó,ROA là tỷ lệ quan trọng cho việc đánh giá lợi nhuận của ngân hàng và đã trở thành chỉ số phổ biến nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các nghiên cứu thực nghiệm.
4.1.1.2 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
NIM được sử dụng tập trung vào lợi nhuận thu được, đó là lợi nhuận thu được về cho vay, hoạt động đầu tư và tài trợ. Ngoài ra, NIM là một biện pháp đo lường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chi phí trung gian. Nhiều nghiên cứu như Gul và Zaman (2011), Yong Tan và Christos Floros (2012), Ameur và Mhiri (2013), Ongore Vincent Okoth và Gemechu Berhanu Kusa (2013) đã sử dụng NIM như là biến phụ thuộc đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. NIM cao cũng có thể phản ánh hoạt động cho vay với một rủi ro tín dụng cao, các ngân hàng nên trích lập dự phịng rủi ro đủ lớn (Khrawish, 2011). Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ NIM cao cho thấy rằng ngân hàng quá tập trung vào các hoạt động tín dụng có nhiều
49
rủi ro nên khi xảy ra sự cố ngoài mong đợi sẽ dễ gây ra tổn thất lớn mà khơng có sự phản ứng kịp thời với rủi ro tín dụng dẫn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh kém.