CHƯƠNG 1 : LỜI MỞ ĐẦU
2.5 Đóng góp mới của đề tài
32
Bài nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CN NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong khi các phần nghiên cứu trước đây chỉ tập trung nghiên cứu trên hệ thống ngân hàng Việt Nam nên rất ít nghiên cứu đánh giá CN NHTMtrong phạm vi một tỉnh. Mỗi một vùng có một đặc điểm riêng, lợi thế cạnh tranh khác nhau nên bài nghiên cứu nay nhằm đưa ra mơ hình nghiên cứu dữ liệu tìm ra các nhân tố để xem xét tác động của nó tới hiệu quả hoạt động kinh doanh có khác biệt so với các kết quả nghiên cứu trước đây hay không.Nghiên cứu này tiến hành với mong muốn làm cơ sở cho các nhà quản lý ngân hàng cũng như những nhà quản lý trên địa bàn tỉnh xác định nguyên nhân gây nên những yếu kém trong hệ thống ngân hàng nhằm có những giải pháp để quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng cho phù hợp với tình hình kinh tề tỉnh Đồng Naicũng như xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển vững mạnh, có khả năng cạnh tranh trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời, các bài nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá một số các ngân hàng điển hình chưa đánh giá chung tồn bộ hệ thống ngân hàng hoặc có nhưng cũng rất ít. Bài nghiên cứu này xem xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của hầu hếtCN NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm NHTM cổ phần, NHTM nhà nước, NHTM nước ngồi, xem xét liệu những tác động đó có ảnh hưởng có giống với những nghiên cứu trước đây hay khơng.
TĨM TẮT CHƯƠNG
Chương hai đã trình bày một số lý thuyết cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chương này cũng xem xét các nghiên cứu trước đây và các mơ hình lý thuyết được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu trước đó để điều tra các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tác giả sẽ đưa ra các yếu tố quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các yếu tố phụ thuộc mà các nhà nghiên cứu trước đây đã sử dụng cũng như các mơ hình nghiên cứu nhằm đưa ra một khung lý thuyết để lựa chọn, phát triển mơ hình cho phù hợp, hiệu quả với đề tài nghiên cứu của tác giả.
33
Chương này cũng đã tổng kết một số bài nghiên cứu đưa ra mối quan hệ giữa các biến để có một cái nhìn ban đầu về sự tác động của các biến tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để tác giả lựa chọn các yếu tố phù hợp nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của cácCN NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2012-2014.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢHOẠT KINH DOANH CỦA CÁC CHI NHÁNH
NHTMTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
GIỚI THIỆU CHƯƠNG
Chương này chủ yếu đưa ra một cái nhìn ban đầu về hệ thống NHTM tại Việt Nam. Những phát triển cũng như những thách thức mà ngành ngân hàng Việt Nam phải vượt qua để đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển bền vững và an tồn. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2012 – 2014 cũng như ngành ngân hàng đã đem lại những lợi ích kinh tế giúp cho tỉnh Đồng Nai phát triển. Tác giả phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để có một cái nhìn ban đầu tồn diện hơn để nhận định các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố tác động tới nó.
3.1. Quy mơ ngân hàng
Trong giai đoạn từ năm 2012-2014, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng năm 2012 là 25,48%, năm 2013 là 11,11% và năm 2014 là 6,97%. Tốc độ tăng trưởng giảm mạnh là do hoạt động ngân hàng trong thời gian này đang có phương án tái cơ cấu đối với các TCTD yếu kém, hoạt động không hiệu quả. Năm 2012 là năm mà có nhiều CN NHTM, phịng giao dịch mở trên địa
34
bàn nhằm thu hút vốn nhàn rỗi và tăng trưởng tín dụng nhưng hoạt động khơng hiệu quả. Năm 2012 là năm mà ngành ngân hàng cả nước khó khăn khi lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều TCTD không đạt kế hoạch tăng vốn, nhiều vụ vi phạm lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nghiêm trọng…NHNN Việt Nam ban hành Thông tư 21/2013/TT-NHNN và chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 nhằm siết chặt việc mở rộng mạng lưới, khiến tốc độ tăng trưởng tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2013 giảm, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn cịn thấp, nợ xấu vẫn còn cao. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng tài sản giảm mạnh là do NHTM cổ phần Đại Á có trụ sở chính đặt tại Đồng Nai do hoạt động không hiệu quả đã sát nhập với NHTM cổ phần Phát triển nhà Tp. Hồ Chí Minh nên khối lượng tài sản bị giảm đáng kể. Tuy nhiên, năm 2014 là năm khởi sắc của ngành ngân hàng cả nước khi tốc độ tăng trưởng tín dụng có tín hiệu tốt, nợ xấu giảm, thị trường tiền tệ ổn định, sát nhập cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém nhằm hạn chế rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Qua số liệu tình hình tổng tài sản của các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tác giả nhận thấy rằng tổng tài sản của các NHTM nhà nước chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản toàn hệ thống CN NHTM tỉnh Đồng Nai. Tiếp theo khối NHTM cổ phần ngày càng phát triển khi tổng tài sản của khối này ngày càng tăng sẽ tạo sức cạnh tranh gay gắt với khối NHTM nhà nước vốn dĩ đã hoạt động lâu đời. Ngoài ra khối NHTM nước ngoài ngày càng phát triển khi mà Việt Nam gỡ bỏ hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
Bảng 3.1: Quy mô tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tỉnh Đồng Nai
Loại hình NHTM Tổng tài sản 2012 2013 2014 Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ so với tổng tài sản Số (tr.đ) tiền Tỷ lệ so với tổng tài sản Số (tr.đ) tiền Tỷ lệ so với tổng tài sản NHTM Nhà nước 50.243.165 46,54% 58.509.748 48,78% 69.380.447 54.07% NHTM Cổ phần 31.058.936 28,77% 38.043.921 31,72% 45.241.336 35.26%
35
Toàn hệ thống ngân
hàng tỉnh Đồng Nai 107.957.127 119.948.353 128,313,317
Nguồn: NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Nhìn chung, hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh trong những năm gần đây, là do khi các NHTM tập trung phát triển mạng lưới, quy mơ hoạt động khi nền tình hình kinh tế trong và ngồi nước cịn khó khăn; nợ xấu kéo dài; tăng trưởng tín dụng chậm chạp.