Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 83 - 84)

CHƯƠNG 1 : LỜI MỞ ĐẦU

5.3 Giải pháp tác động tới các nhân tố nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động kinh

5.3.2 Nâng cao năng lực tài chính

75

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi mở rộng quy mô ngân hàng dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực kém, quy trình nghiệp vụ yếu kém và sử dụng vốn vay không hiệu quả nên cần phải tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để tạo điều kiện cho các ngân hàng lành mạnh kinh doanh hiệu quả, các ngân hàng yếu kém cần có lộ trình sát nhập, mua lại để có thể gia tăng năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý hoạt động có hiệu quả, khai thác nguồn lực lẫn nhau như mạng lưới hoạt động, khách hàng để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Để tái cơ cấu ngân hàng thành công, việc tháo gỡ nút thắt nợ xấu hiện nay đóng vai trị rất quan trọng. Các NHTM phải nâng cao chất lượng tài sản, kiểm sốt chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu.Tập trung xử lý nợ xấu và phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam.

- Các ngân hàng muốn nâng cao khả năng tự chủ tài chính thì trước hết phải tăng vốn chủ sở hữu. Trong giai đoạn hiện nay, chi tiêu ngân sách thắt chặt và thị trường chứng khoán chưa sớm khởi sắc, một số ngân hàng hoạt động kém hiệu quả thì giải pháp sáp nhập, hợp nhất và mua lại lẫn nhau trong hệ thống ngân hàng là phương án tối ưu cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trước hết, cần khuyến khích các ngân hàng chủ động sáp nhập theo nguyên tắc thị trường trong thời hạn nhất định. Nếu các ngân hàng khơng chủ động sáp nhập thì NHNN cần phân tách và sáp nhập theo các nhóm để có những giải pháp hợp lý cho từng nhóm ngân hàng.

- Trong điều kiện ổn định thì cần nâng cao năng lực tài chính trên cơ sở lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hồn thiện chính sách phân phối lợi nhuận cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mỗi ngân hàng, giữ lại phần lợi nhuận phù hợp để tăng quy mơ vốn nhằm mục đích tái đầu tư, giảm nhẹ gánh nặng tài chính đối với các cổ đơng. Trường hợp cần thiết có thể hạn chế NHTM cổ phần chia cổ tức, lợi nhuận; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp và tài sản của NHTM cổ phần; giảm dư nợ tín dụng và hạn chế mở rộng quy mơ hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)