Chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 1 : LỜI MỞ ĐẦU

3.3. Chất lượng tín dụng

Bảng 3.4 Tình hình nợ xấu của hệ thống TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Loại hình NHTM Nợ xấu 2012 2013 2014 Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ so với tổng dư nợ Tỷ lệ tăng (giảm) so với năm 2011 Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ so với tổng dư nợ Tỷ lệ tăng (giảm) so với năm 2012 Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ so với tổng dư nợ Tỷ lệ tăng (giảm) so với năm 2012 NHTM Nhà nước 445,505 0.66% -1.65% 975,498 1.21% 118.96% 410,765 0.46% -57.89% NHTM Cổ phần 314,665 0.47% -5.20% 376,266 0.47% 19.58% 390,472 0.44% 3.78% Toàn hệ thống ngân hàng tỉnh Đồng Nai 1,594,117 2.37% -0.48% 1,805,260 2.25% 13.25% 1,030,020 1.16% -42.94%

Nguồn: NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai

Trong thời gian vừa qua,hoạtđộng kinh doanh ngành ngân khó khăn hàng khi các khách hàng liên tục gặp khó khăn, khả năng trả nợ yếu do tình hình kinh doanh khơng thuận lợi khiến cho hoạt động tín dụng tại các ngân hàng gặp phải những đề vấn đề nan giải là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu không những làm tắc nghẽn dịng tín dụng trong nền kinh tế mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín, chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

Năm 2012 tình hình nợ xấu cả nước bùng nổ nhưng các số liệu khơng đúng với tình hình thực tế. Chẳng hạn, theo báo cáo của các TCTD, đến 31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47%. Còn số liệu của Cơ quan giám sát ngân hàng thì

38

tỷ lệ nợ xấu có khi lên đến 8,6% và số liệu của Fitch Ratings thì tỷ lệ nợ xấu Việt Nam là 13% trên tổng dư nợ.

Do đó, năm 2012 cácCN NHTMtrên địa bàn tỉnh Đồng Nai cố tình che giấu nợ xấu làm tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ. Qua thanh tra giám sát tại Đồng Nai đã phát hiện nhiều trường hợp phân loại nợ sai, cố tình che giấu nợ xấu khiến số liệu nợ xấu trên địa bàn chưa phản ánh đúng tình hình thực tế. Tại Đồng Nai, nhóm các ngân hàng có quy mơ nhỏ nhưng có nợ xấu khá cao trong 3 năm gần đây như ngân hàng TMCP Việt Thái (tỷ lệ nợ xấu năm 2012: 38,26%; năm 2013: 34,95%; năm 2014: 43,36%), ngân hàng TMCP Kiên Long (tỷ lệ nợ xấu năm 2012: 25,82%; năm 2013: 28,25%; năm 2014: 15,65%), ngân hàng TMCP Quốc dân (tỷ lệ nợ xấu năm 2013: 8,97%; năm 2014: 11,46%). Ngồi ra, cịn có NHTM có quy mơ hoạt động lớn có nợ xấu cũng cao là ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đồng Nai (tỷ lệ nợ xấu năm 2013: 5,02%).

Năm 2013, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và tài chính quốc gia khi mà nợ xấu toàn nước tăng 23,73% so với năm 2012. Chính phủ và NHNN đã đưa ra phương án xử lý hệ thống qua việc thành lập VAMC và nâng cao quản trị rủi ro, hướng đến hoàn thiện chuẩn mực Basel II. Lần lượt các Quyết định và Thông tư được ra đời: Thông tư 02/2013/TT – NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC); Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013, quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC; Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” theo Quyết định 843/2013/QĐ-TTgngày 31/5/2013.

Tại Đồng Nai, nợ xấu năm 2013 tăng khá mạnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ. Việc gia tăng nợ xấu ở nhóm này cho thấy khó khăn của thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và thị trường bất động sản đã tác động mạnh đến các ngành này. Ngồi ra, qua cơng tác thanh tra tại đã phát hiện và chấn

39

chỉnh các sai phạm tại một số TCTD về thực hiện phân loại nợ làm sai lệch chất lượng tín dụng. Những tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tăng cao trên 3% (vào quý 2/2013 và quý 3/2013) và đến tháng 12 giảm xuống dưới mức 3% - mức được xem là an tồn, có thể kiểm sốt, đạt được mục tiêu đề ra. Mức giảm này là do các ngân hàng trên địa bàn đã tăng cường trích lập dự phịng rủi ro theo quy định, thu hồi và xử lý nợ xấu. Cuối năm 2013, tổng số nợ xấu được xử lý bằng nguồn trích lập dự phịng là 249 tỷ đồng.

Nợ xấu trên đại bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014 giảm một cách đáng kểtrong đó lĩnh vực thương mại và dịch vụ đang chiếm tỷ lệ cao hơn các lĩnh vực khác (chiếm 2,09% so với dư nợ); nợ xấu trong lĩnh vực nông, lâm, thủy, hải sản đang chuyển biến tốt hơn, chỉ chiếm 0,97% so với dư nợ; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng đang ở mức thấp (chiếm 0,76% so với tổng dư nợ).

Nợ xấu giảm so với đầu năm do các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường xuyên thực hiện các biện pháp để tháo gỡ khó khăn trong quan hệ vay vốn giữa doanh nghiệp với ngân hàng như xem xét điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nhưng giữ nguyên nhóm nợ theo đúng các quy định hiện hành, xem xét cho vay đối với từng hợp đồng kinh tế được đánh giá khả thi, có hiệu quả cao để tạo điều kiện cho khách hàng được tiếp cận vay vốn mới, thực hiện miễn, giảm lãi vay. Mặc khác, công tác bán nợ qua VAMC cũng có tác động đến việc giảm tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn.

- Đến cuối năm 2014, tổng các khoản nợ xấu trên địa bàn đã được xử lý là 1.456,34 tỷ đồng thông qua các hình thức:

+ Bán nợ qua VAMC: 708,8 tỷ đồng, chiếm 48,67% tổng nợ xấu đã xử lý; + Bán cho tổ chức, cá nhân khác: 4,4 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng nợ xấu đã xử lý; + TCTD nhận tài sản đảm bảo thay cho nghĩa vụ trả nợ: 1,44 tỷ, chiếm 0,1% tổng nợ xấu đã xử lý;

+ Xử lý rủi ro: 439 tỷ đồng, chiếm 30,21% tổng nợ xấu đã xử lý;

40

- Dư nợ tín dụng đã được cơ cấu lại giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN đã góp phần kiềm chế nợ xấu gia tăng, giúp cho khách hàng vay không phải chịu lãi suất nợ quá hạn và tiếp tục tiếp cận vay vốn bình thường ở các TCTD để duy trì sản xuất kinh doanh. Cuối năm 2014, tổng dư nợ được cơ cấu lại giữ nguyên nhóm nợ là 214 tỷ đồng.

 Tóm lại, chất lượng tín dụng được cải thiện và cơng tác xử lý nợ xấu đạt kết quả khả quan. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là việc các TCTD áp dụng quy định mới của NHNN phân loại nợ chặt chẽ hơn và tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn tạo cải thiện điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)