CHƯƠNG 1 : LỜI MỞ ĐẦU
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động kinh doanhcủa NHTM
2.3.1.2 Quy mô ngân hàng
Hầu hết trong các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng, quy mô ngân hàng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tổng tài sản của các ngân hàng thường được sử dụng để đại diện cho quy mô ngân hàng. Theo nhà nghiên cứu Javaid và cộng sự (2011), tổng tài sản quá lớn nên được đo bởi logarit tổng tài sản để đồng nhất với tỷ lệ khác vàphù hợp với biến phụ thuộc trong mơ hình.
Lý thuyết kinh tế cho rằng các ngân hàng lớn có nhiều khả năng để đạt được quy mô kinh tế và hạ thấp chi phí hoạt động, do đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng (Ameur và Mhiri, 2013). Gul, Irshad, và Zaman (2011) thấy rằng các ngân hàng nhỏ tạo ra lợi nhuận nhỏ hơn, trong khi các ngân hàng lớn có lợi nhuận nhiều hơn. Các ngân hàng có quy mơ lớn hơn so với các ngân hàng khác thường có khả năng cho vay nhiều hơn và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay hơn từ đó có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng lớn có tầm ảnh hưởng đối với nền kinh tế do lợi thế từ quy mơ hơn nên có thể tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn và tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn. Do đó, các ngân hàng sẽ chỉ tiếp tục hoạt động nếu như lợi nhuận tăng từ đó cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt mới duy trì ngân hàng phát triển. Vì thế, quy mơ là ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khrawish, H. A (2011), Nguyễn Việt Hùng (2008), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014) cũng có kết quả nghiên cứu tương tự.
Tuy nhiên, các ngân hàng rất lớn thường gặp hiệu quả quy mô phi kinh tế xảy ra và có thểảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Quy mơ ngân hàng có thể ảnh hưởng tiêu cực khi một ngân hàng trở nên vô cùng lớn do chi phí đại diện, quan liêu và các chi
22
phí quản lý (Javaid, Anwar, Zaman, và Gafoor, 2011). Khi một ngân hàng có quy mơ q lớn sẽ phát sinh ra rất nhiều chi phí như chi phí quản lý để có thể kiểm sốt hoạt động, bộ máy quản lý không hợp lý nảy sinh xung đột giữa các bên điều hành, quản trị tạo ra chi phí đại diện và nếu không quản lý chặt chẽ dễ dẫn tới việc lợi ích nhóm, bịn rút lợi ích của ngân hàng. Như thế, một ngân hàng quá lớn gây ra hiệu quả hoạt động kinh doanh không tốt với hiệu quả giảm dần theo quy mô. Các ngân hàng có quy mơ hoạt động ngày càng mở rộng và phát triển càng mạnh lại có lợi nhuận biên giảm cho thấy khả năng quản lý chi phí phát sinh do quy mô hoạt động quá lớn chưa phù hợp làm giảm hiệu quả hoạt động của NHTM.
Ngoài ra, theo Shih, Zhang và Liu (2007) nghiên cứu tại Trung Quốc lại cho thấy một kết quả khác khi mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng khơng có ý nghĩa thống kê.