Quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 81 - 83)

CHƯƠNG 1 : LỜI MỞ ĐẦU

5.3 Giải pháp tác động tới các nhân tố nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động kinh

5.3.1 Quản lý rủi ro tín dụng

73

Theo kết quả thực nghiệm thì trong các rủi ro thì có rủi ro tín dụng ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do hoạt động tín dụng là hoạt động nhiều rủi ro và mở rộng quy mô cho vay nhưng khơng quan tâm tới chất lượng tín dụng đã làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế, cần phải có những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng tại các CN NHTM tỉnh Đồng Nai.

- Để có thể mở rộng quy mô cho vay, mỗi NHTM cần phải xây dựng một chính sách tín dụng riêng nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo khả năng ứng phó với những rủi ro xảy ra. Trong q trình cấp tín dụng, các ngân hàng cần phải thẩm định, đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng, dự báo trước những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phịng ngừa. Ngồi ra, các ngân hàng cần có biện pháp giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn để có thể xử lý kịp thời những rủi ro xảy ra, quản lý dòng tiền vay của ngân hàng đảm bảo thực hiện đúng với mục đích vay vốn. Các ngân hàng khơng nên quá tập trung vào việc mở rộng tín dụng mà cho vay dễ dàng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cũng như làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Tăng cường quảng cáo, tiếp thị phù hợp với chiến lược khách hàng của từng NHTM, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tăng cường cho vay đủ với tất cả các thành phần kinh tế, đồng thời xây dựng nhiều phương thức cho vay mới, đa dạng phù hợp với nhiều loại khách hàng. Các CN NHTM trên địa bàn cần xử lý và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cụ thể nhằm tạo điều kiện vốn vay của ngân hàng được sử dụng hiệu quả góp phần làm tăng lợi nhuận.Đặc biệt chú trọng đầu tư tín dụng tập trung vào các khu vực sản xuất kinh doanh đang và sẽ là thế mạnh của tỉnh Đồng Nai.

- Các NHTM cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm giúp các CN NHTM có thể xác định chính xác rủi ro của khoản vay để có thể đưa ra những chính sách phù hợp cho từng khách hàng.

- Cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng cần phải được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chun mơn sâu, có đủ năng lực để hồn thành cơng việc tốt trong

74

tình hình hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài ra, đạo đức cán bộ ngân hàng cần phải được xem trọng và nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm việc có tâm như thế mới nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu. Chế độ lương thưởng cho nhân viên phải hợp lý, vừa động viên tinh thần làm việc, vừa phản ánh đúng năng lực cán bộ ngân hàng, thưởng phạt nghiêm minh nhằm nâng cáo trách nhiệm trong cơng việc góp phần giảm thiểu những tiêu cực, tham nhũng có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

- Tăng cường cơng tác kiểm sốt nội bộ định kỳ và đột xuất nhằm đánh giá, cảnh báo rủi ro, phát hiện kịp thời, ngăn chặn những tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định Nhà nước và quy định nội bộ của ngân hàng.

- Về việc xử lý nợ xấu cần có giải pháp đồng bộ và hữu hiệu nhằm xử lý tốt nợ xấu của NHTM. Ngoài việc bán nợ cho VAMC, các NHTM cũng cần chủ động xử lý nợ xấu bằng các biện pháp như xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay. Với các doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, chưa trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động… thì có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn; chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Các ngân hàng cần thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phịng theo đúng quy định để phản ánh đúng bản chất các khoản nợ vay và được trích dự phịng để phịng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

- Trong quá trình vay vốn, các ngân hàng cũng nên đánh giá tài sản đảm bảo phù hợp đặc biệt các bất động sản thường xuyên biến động trên thị trường, gây ảnh hưởng tới việc xử lý nợ vay của ngân hàng khi khách hàng khơng có khả năng thanh tốn. Việc định giá tài sản đảm bảo phù hợp và thường xuyên để xem xét giá trị hiện tại của tài sản đảm bảo có thể xử lý kịp thời khi có sự biến động xấu xảy ra, giúp cho các ngân hàng có những biện pháp giảm thiểu những tổn thất khơng thể lường trước được trong q trình vay vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)