Phân tích cơ cấu tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 46)

2.2. Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại các chi nhánh Ngân hàng

2.2.3.2. Phân tích cơ cấu tiền gửi

Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng

Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi theo đối tuợng tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM giai đoạn 2010 - 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Đối tượng 2010 2011 2012 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng Cá nhân 31,854 38,866 45,218 56,668 54.24% 67,474 55.54% Tổ chức (không bao gồm TCTD) 29,921 35,673 38,655 47,812 45.76% 54,022 44.46% Tổng cộng 61,775 74,539 83,872 104,481 100.00% 121,497 100.00%

Quy mô huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân chỉ lớn hơn một phần so với khách hàng tổ chức. Nguyên nhân chủ yếu do số lượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình tuy nhiều hơn khách hàng tổ chức nhưng lượng tiền gửi của đối tượng này thường nhỏ, lẻ. Ngồi ra, Vietinbank có một lượng lớn khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp nhà nước với quy mô huy động tiền gửi của doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 50% quy mô tiền gửi tổ chức. Bên cạnh đó, với việc ký kết hợp đồng hợp tác với Kho bạc nhà nước, Vietinbank cũng có thêm được một lượng tiền gửi từ nguồn tiền thu thuế.

Hiện nay, tỷ trọng huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân có xu hướng ngày càng gia tăng. Do Vietinbank không ngừng mở rộng hệ thống chi nhánh, PGD tại TP.HCM nên việc tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, vì thế, hoạt động huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân gia tăng đáng kể trong các năm so với khách hàng là tổ chức, cụ thể từ năm 2010 đến 2014, lượng tiền gửi khách hàng cá nhân tăng ròng 35 ngàn tỷ đồng trong khi lượng tiền gửi khách hàng tổ chức chỉ tăng ròng 24 ngàn tỷ đồng.

Cơ cấu tiền gửi theo loại hình tiền gửi

Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo loại hình tiền gửi tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Loại hình tiền gửi

2010 2011 2012 2013 Tỷ

trọng 2014

Tỷ trọng

Tiền gửi không kỳ hạn 12,58 13,51 16,055 18,590 17.8% 18,352 15.10% Tiền gửi có kỳ hạn 46,41 58,12 64,819 82,365 78.8% 98,586 81.14% Tiền gửi vốn chuyên dùng 857 545 620 832 0.80% 650 0.53% Tiền gửi ký quỹ 1,93 2,36 2,378 2,694 2.58% 3,909 3.22% Tổng cộng 61,78 74,54 83,872 104,481 100% 121,49 100 %

(Nguồn: Phòng vốn Vietinbank - Khu vực phía Nam)

Trong cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM, có thể dễ dàng nhận ra được là tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi ký quỹ cũng giảm dần qua các năm. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm tỷ trọng cao trên 75% quy

mô tiền gửi so với các loại hình tiền gửi khác tại Vietinbank nói chung và Vietinbank - Khu vực TP.HCM nói riêng. Cụ thể, tiền gửi có kỳ hạn năm 2010 chiếm tỷ trọng 75.12% quy mô tiền gửi, năm 2011 chiếm tỷ trọng 77.98% quy mô tiền gửi, năm 2012 chiếm tỷ trọng 77.28% quy mô tiền gửi, năm 2013 chiếm tỷ trọng 78.83% quy mô tiền gửi và năm 2014 vượt trên tỷ lệ 80%.

Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động từ các loại hình khác phần lớn là từ tiền nhàn rỗi của các cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích cất trữ, dùng để ký quỹ cho mục đích vay vốn ngắn hạn và có thể sử dụng ngay khi cần, lãi suất huy động đối với sản phẩm tiền gửi chuyên dùng và tài khoản ký quỹ rất thấp trong khi tính linh hoạt không cao, phải mất thời gian làm thủ tục gỡ bỏ phong tỏa. Mặt khác, khách hàng gửi tiền phần lớn lại là khách hàng cá nhân, gửi vì mục đích sinh lãi là chính, cho nên vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi ký quỹ ln duy trì ở số dư ổn định, ít biến động lớn qua các năm.

Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tiền gửi

Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Kỳ hạn 2010 2011 2012 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng Dưới 1 tháng 31,845 47,951 48,646 61,644 59.00% 68,089 56.04% 1-3 tháng 11,496 17,938 17,306 21,544 20.62% 25,089 20.65% 3-12 tháng 13,332 8,521 9,533 11,493 11.00% 15,644 12.88% 1 năm đến 5 năm 5,102 128 8,387 9,800 9.38% 12,647 10.43% Tổng cộng 61,775 74,539 83,872 104,481 100.00% 121,496 100.00%

(Nguồn: Phòng vốn Vietinbank - Khu vực phía Nam)

Cơ cấu huy động tiền gửi tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM theo kỳ hạn chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn hạn dưới 1 năm. Hầu hết quy mô tiền gửi của khách hàng tại các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên gia tăng không đáng kể qua các năm từ 2010 – 2013, quy mô tiền gửi của khách hàng chủ yếu tăng trưởng ở kỳ hạn dưới 1 tháng. Nguyên nhân do lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường và tại Vietinbank liên tục biến động và giảm qua các năm 2011-2014, chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa kỳ hạn

dưới 1 tháng và các kỳ hạn khác đang được thu hẹp dần từ trên 10% còn lại 3.5%. Nếu như trong năm 2010 và năm 2011, khách hàng có xu hướng gửi ngắn hạn để tìm kiếm NHTM huy động tiền gửi với lãi suất cao trên thị trường thì đến năm 2012 và năm 2014, khách hàng có xu hướng gửi ngắn hạn với mục đích đảm bảo an tồn tiền gửi trong thời gian tìm kiếm kênh đầu tư khác đạt hiệu quả sinh lời cao hơn gửi tiền tại ngân hàng. Tuy nhiên, biến động của khoản tiền gửi ngắn hạn trong năm 2012- 2014 thấp hơn năm 2010-2011 do thị trường đầu tư vẫn kém hấp dẫn, khách hàng thiếu kênh đầu tư thay thế.

Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền

Bảng 2.6: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Loại tiền 2010 2011 2012 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng VNĐ 51,012 64,217 73,699 93,766 89.74% 110,267 90.76% Ngoại tệ/ Vàng 10,763 10,321 10,173 10,715 10.26% 11,230 9.24% Tổng cộng 61,775 74,539 83,872 104,481 100.00% 121,497 100.00%

(Nguồn: Phòng vốn Vietinbank - Khu vực phía Nam)

Ngồi huy động tiền gửi bằng VNĐ thì Vietinbank - Khu vực TP.HCM vẫn huy động tiền gửi bằng một số đồng ngoại tệ mạnh khác như USD, EUR, GBP,….. Tỷ trọng huy động tiền gửi bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao, nếu năm 2010 chỉ chiếm 82.58%, năm 2011 chiếm 86.15%, năm 2012 chiếm 87.87%, năm 2013 chiếm đến 89.74% số dư tiền gửi thì năm 2014 chiếm đến 90.76% số dự tiền gửi. Tốc độ tăng trưởng số dư huy động tiền gửi VNĐ tăng nhanh hơn so với các loại ngoại tệ. Ngoại tệ chủ yếu thu hút được vẫn là USD, các ngoại tệ khác chỉ có một số chi nhánh thực hiện huy động tiền gửi ngoại tệ khác USD theo chỉ đạo và nguồn cung ngoại tệ khác USD tương đối hạn chế, chủ yếu tiền gửi xuất phát từ nhu cầu nhỏ lẻ của khách hàng nhận lượng kiều hối từ người thân ở nước ngoài và một số doanh nghiệp xuất khẩu thị trường Châu Âu, Nhật,...

Điều này có thể được giải thích là phần lớn người dân, tổ chức tuân thủ quy định hạn chế ngoại tệ theo Pháp lệnh quản lý ngoại hối, chỉ sử dụng VNĐ để giao dịch với ngân hàng. Thêm vào đó, nhà nước đã hạn chế việc thực hiện huy động tiền gửi là vàng, số dư tiền gửi chủ yếu duy trì từ các hợp đồng đã phát sinh trước đó. Một lý do khác khiến tỷ lệ gửi bằng đồng ngoại tệ khơng cao chính là do lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho đồng ngoại tệ, vàng. Ngoài ra, do biến động giá vàng liên tục giảm qua các năm kèm theo điều kiện gửi vàng phức tạp hơn so với các loại tiền khác nên khách hàng cũng hạn chế gửi tiền là vàng tại các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng mà có xu hướng giữ vàng tại nhà hoặc chuyển đổi sang VNĐ hoặc USD khi gửi tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)