Các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố tác động đến hoạt động huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 32)

động tiền gửi tại ngân hàng thương mại

1.4.1. Nghiên cứu của Bruce C. Cohen và George G. Kaufman

Bruce và George (1965) thực hiện thu thập dữ liệu từ năm 1951-1961 tại 48 tiểu bang của Mỹ, mỗi tiểu bang thu thập 100 quan sát, ứng với tổng số lượng quan sát là 480 mẫu. Các nhân tố phụ thuộc là tổng số tiền gửi của các NHTM, tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Các nhân tố độc lập đưa vào mơ hình gồm số lượng chi nhánh, thu nhập của khách hàng, lãi suất ngân hàng phải trả cho khách hàng và sự phát triển của thị trường tài chính. Nhóm tác giả thực hiện phân tích hồi quy để xác định mối quan hệ giữa nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc, từ đó đưa ra các kết luận như sau:

– Tăng trưởng huy động tiền gửi liên kết tích cực với sự gia tăng về số lượng chi nhánh ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng mới làm tăng tổng huy động tiền gửi của

các ngân hàng trong khu vực bằng cách thu hút tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp trong khu vực, nếu khơng có chi nhánh tại khu vực, lượng tiền có thể được gửi trong các ngân hàng ngồi khu vực hay thốt khỏi hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, các tiểu bang cho phép tự do mở rộng số lượng chi nhánh ngân hàng có tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi nhanh hơn so với các tiểu bang có chính sách hạn chế việc mở rộng, gia tăng số lượng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng.

– Lợi nhuận cao hơn cho khách hàng từ gửi tiền sẽ thu hút được số lượng lớn các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Vì vậy, các khoản tiền gửi dự kiến sẽ phát triển nhanh hơn ở những tiểu bang mà ngân hàng cung cấp lợi nhuận cho khách hàng từ sử dụng dịch vụ tiền gửi cao hơn so với các tiểu bang khác mà ngân hàng cung cấp lợi nhuận cho khách hàng thấp hơn.

– Thu nhập của khách hàng gửi tiền có ảnh hưởng tích cực đến huy động tiền gửi tại ngân hàng. Khi thu nhập tăng, tiền gửi của các ngân hàng cũng gia tăng do xã hội gia tăng lượng tiền có thể tiết kiệm, tích lũy hoặc đầu tư.

1.4.2. Nghiên cứu của Herald Finger và Heiko Hesse

Herald Finger và Heiko Hesse (2009) phân tích cầu tiền gửi NHTM ở Lebanon. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu theo quý từ năm 1993 đến năm 2008 tại 50 ngân hàng Lebanon để phân tích. Trong mơ hình phân tích, các tác giả phân loại thành hai nhóm nhân tố độc lập bao gồm nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô. Đối với nhân tố vĩ mô, tác giả nhận định các yếu tố trong nước như hoạt động kinh tế, giá cả và sự khác biệt lãi suất giữa đồng bảng Lebanon và USD có ý nghĩa trong việc giải thích cầu tiền gửi, cũng như các yếu tố ngồi nước như điều kiện kinh tế và tài chính tiên tiến tại vùng Vịnh và nhân tố tài sản sẵn có của các quỹ từ vùng Vịnh. Đối với nhân tố vi mô, tác giả thấy rằng, nhân tố ngân hàng cụ thể, chẳng hạn như mức độ rủi ro của các ngân hàng (z-score), mức thanh khoản, khả năng tiếp cận cho vay, lãi suất và lợi nhuận, ảnh hưởng đáng kể tăng trưởng huy động tiền gửi của NHTM.

1.4.3. Nghiên cứu của Wubitu

Tác giả thực hiện thu thập phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên NHTM của Ethiopia và thực hiện phân tích định lượng dựa trên dữ liệu từ năm 2000 đến 2011 để phân tích nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi ngân hàng.

Đối với phương pháp phỏng vấn bảng câu hỏi, tác giả đã tổng kết những thông tin thu được qua cuộc phỏng vấn từ các nhà quản lý ngành như sau:

– Chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của ngân hàng, hệ thống chi nhánh mở rộng, nỗ lực quảng cáo, tăng cường nhận thức cho xã hội về hoạt động ngân hàng và các chương trình khuyến mại, phát hành phiếu giảm giá được ngân hàng sử dụng để thu hút người gửi tiền.

– Nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng tiền gửi NHTM bao gồm: môi trường kinh tế, khối lượng giao dịch kinh tế trong nước, niềm tin vào hệ thống NHTM, thói quen giao dịch ngân hàng của người dân.

– Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khối lượng tiền gửi do sự tiện nghi của điểm giao dịch ngân hàng, sự tiện lợi giao thông đến các điểm giao dịch, nhận thức của xã hội thay đổi về mức độ ưu tiên gửi tiền so với các hình thức đầu tư khác.

Đối với mơ hình định lượng, tác giả đã sử dụng kỹ thuật hồi quy đa biến để hiển thị các mối quan hệ giữa quy mô tiền gửi NHTM và các nhân tố được các nghiên cứu trước nhìn nhận có khả năng ảnh hưởng đến quy mơ tiền gửi NHTM. Các nhân tố độc lập được tác giả xem xét đưa vào mơ hình là lãi suất huy động, tỷ lệ lạm phát và số lượng chi nhánh NHTM và cho ra kết quả phân tích định lượng đều có ảnh hưởng đến quy mơ tiền gửi NHTM. Số lượng chi nhánh sẵn có tác động cùng chiều và đáng kể trên tổng số tiền gửi tại NHTM của Ethiopia, tỷ lệ lạm phát có tác dụng cùng chiều không đáng kể trên tổng số tiền gửi tại NHTM của Ethiopia, lãi suất huy động có tác động cùng chiều không đáng kể trên tổng số tiền gửi tại NHTM của Ethiopia.

1.4.4. Một số nghiên cứu trong nước

Thông qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, luận văn của tác giả Lưu Thị Quỳnh Nga (2011) chỉ ra một số nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi. Nhân tố chủ quan bao gồm lãi suất, chất lượng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ, thời gian giao dịch, chính sách khách hàng, uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng, cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động, đội ngũ nhân sự ngân hàng. Nhân tố khách hàng bao gồm năng lực tài chính,

thu nhập và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Luận văn của tác giả Nguyễn Văn Huy (2014) tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đăk Lăk thì bổ sung nhân tố chủ quan có thêm mục tiêu, chiến lược huy động tiền gửi, chính sách khách hàng và marketing; nhân tố khách quan bổ sung thêm nhân tố kinh tế xã hội và pháp lý.

Nhìn chung, các nghiên cứu của các tác giả tại Việt Nam đều tập trung vào tác động của nhân tố chủ quan của ngân hàng và nhân tố khách quan, việc chọn lựa chi tiết nhân tố ảnh hưởng phụ thuộc vào cơ sở nghiên cứu của nước ngồi cũng như tình hình thu thập thơng tin của tác giả. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều phân tích khía cạnh nhân tố chủ quan bao gồm sản phẩm, uy tín ngân hàng, cơ sở vật chất, mạng lưới giao dịch và đội ngũ nhân viên; nhân tố khách quan liên quan đến chính sách của nhà nước, thói quen của khách hàng, nhân tố kinh tế xã hội và pháp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)