Giới thiệu các chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Việt Nam - Khu vực TP.HCM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam, là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam.

Ngày 22/04/1999, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam thành lập Văn phòng Đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực miền Nam tại TP.HCM (theo quyết định số 46/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank) và tiếp tục lập các chi nhánh mở rộng phạm vi phục vụ cho khách hàng tại TP.HCM.

Hệ thống mạng lưới Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM trải rộng gần như toàn bộ các quận huyện TP.HCM bao gồm 21 chi nhánh và 92 PGD trực thuộc quản lý (Phụ lục 1).

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM hoạt động chủ yếu tại các lĩnh vực sau:

– Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước;

– Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các doanh nghiệp; bảo lãnh;

– Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

– Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng trong nước; thanh toán quốc tế; – Kinh doanh ngoại tệ;

– Các hoạt động khác như khai thác bảo hiểm, tư vấn đầu tư tài chính, cho th tài chính, kinh doanh chứng khốn, quản lý và khai thác tài sản nợ,…

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank - Khu vực TP.HCM giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014

Huy động tiền gửi 61,775 74,539 83,872 104,481 118,770 Dư nợ tín dụng 81,972 105,636 111,580 115,020 132,958 Thu phí dịch vụ 223 197 593 671 598 Lợi nhuận trước thuế 929 1,689 1,604 1,510 1,395

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietinbank năm 2010 – 2014)

Tình hình kinh doanh của Vietinbank - Khu vực TP.HCM qua các năm tăng trưởng khá ổn định và hiệu quả trong giai đoạn năm 2010 - 2014. Các chỉ tiêu về tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ tín dụng đều có sự tăng trưởng.

Hoạt động huy động vốn tăng trưởng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2010 chỉ đạt hơn 61 ngàn tỷ đồng thì đến năm 2014 đạt đến 104 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm đều vượt trên 2 con số. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2011 tăng 20.66%, năm 2012 tăng 12.52%, đặc biệt trong năm 2013 tăng trưởng hơn 24.57% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 13.30% so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu do Vietinbank - Khu vực TP.HCM thực hiện nhiều giải pháp huy động vốn, đặc biệt là huy động tiền gửi và thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực nhằm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định theo kế hoạch đã đề ra hàng năm.

Hoạt động tín dụng phát triển theo mục tiêu ổn định an tồn, kiểm sốt được chất lượng nợ. Tuy nhiên, quy mơ và tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định, chậm dần qua các năm. Năm 2011 là năm đánh dấu bùng nổ tăng trưởng tín dụng tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM với mức tăng hơn 24 ngàn tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng 28.87%, còn năm 2012 và năm 2013 tốc độ tăng trưởng chỉ lần lượt đạt 5.62% và 3.08%. Năm 2014 do đã kiểm sốt được tình trạng nợ xấu, Vietinbank – Khu vực TP.HCM đẩy mạnh

chính sách tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 15.60%. Tỷ lệ nợ xấu tính trên dư nợ tín dụng của Vietinbank - Khu vực TP.HCM thấp hơn so với các khu vực khác và toàn hệ thống. Cụ thể, nếu như năm 2010 tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0.05% tổng dư nợ, tăng đột biến trong năm 2012 là 1.32% thì đến năm 2014 đạt 0.89%, nhưng xét về giá trị dư nợ xấu cũng khá cao. Do đó, bên cạnh phát triển dư nợ tín dụng cũng tập trung thu hồi nợ và bán nợ xấu cho VAMC, đặc biệt là các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao là tập trung giải quyết nợ xấu.

Khách hàng tại khu vực TP.HCM ngày càng gia tăng sử dụng dịch vụ, sản phẩm ngân hàng nên Vietinbank - Khu vực TP.HCM đã tăng cường đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ. Do đó, nguồn thu phí dịch vụ cũng đã có bước tiến đáng kể từ hoạt động thu phí thanh tốn trong và ngồi nước, phí ATM và phí giao dịch điện tử. Nếu như năm 2010, thu phí dịch vụ đạt 223 tỷ đồng thì đến cuối năm 2014, nguồn thu này đã tăng 2.6 lần, đạt 598 tỷ đồng; trong đó, riêng phí dịch vụ thanh tốn là 300.4 tỷ đồng (đạt 51% tổng nguồn thu phí dịch vụ), ngân quỹ và bảo lãnh là 98 tỷ đồng (chiếm 16.5% tổng nguồn thu phí dịch vụ).

Lợi nhuận trước thuế Vietinbank - Khu vực TP.HCM có tăng truởng khơng ổn định. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế tăng 81% so với năm 2010, chủ yếu đến từ hoạt động huy động tiền gửi và hoạt động tín dụng. Đến năm 2013 và năm 2014, do suy thoái kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM tại khu vực và Vietinbank phải tăng các khoản trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu, cho nên lợi nhuận trước thuế giảm so với năm trước. Năm 2013 giảm 5.86% và năm 2014 giảm 7.7%. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế đang gặp khó khăn nhưng kết quả kinh doanh của Vietinbank – Khu vực TP.HCM vẫn đảm bảo lợi nhuận dương và giảm không đáng kể so với năm trước là khá tốt so với các NHTM tại khu vực.

Ngoài mục tiêu tăng trưởng quy mô hoạt động, mức độ sinh lợi hàng năm, Vietinbank - Khu vực TP.HCM cũng không ngừng tăng cường công tác quản trị rủi ro, kiểm tra kiểm soát nội bộ để giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hoạt động. Định kỳ hàng năm, Vietinbank đều thực hiện rà soát, kiểm tra mức độ tuân thủ quy định, kiểm soát rủi ro theo tiêu chuẩn. Vietinbank - Khu vực TP.HCM là những đơn vị đầu tiên thực hiện chuyển đổi thành cơng mơ hình tín dụng quản lý

rủi ro từ chiều ngang sang chiều dọc nhằm tập trung hóa cơng tác thẩm định, hạn chế rủi ro. Đồng thời, tập trung nâng cao cơng tác phân tích và cảnh báo rủi ro sớm để có định hướng tín dụng phù hợp nhằm hạn chế rủi ro từ những yếu tố bất lợi bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)