Tổ chức lại hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty harveynash việt nam đến năm 2020 (Trang 77 - 80)

3.6.2.1. Tính cấp thiết của giải pháp

Hiện nay hoạt động đào tạo đang có một số nhược điểm như đã nêu ở chương 2. Nếu không cải thiện kịp thời thì hiệu quả đào tạo sẽ đi xuống, nhân viên ít có cơ hội tham gia vào hoạt động đào tạo, điều này ảnh hưởng lớn đến tiêu chí thu hút và đào tạo nhân tài của cơng ty. Đồng thời của khiến nhân viên mất đi động lực làm việc, họ cảm thấy chỉ phải làm mà không được đào tạo thêm kiến thức tại công ty.

3.6.2.2. Tổ chức thực hiện

- Đối với từng cá nhân – căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn về vị trí hiện tại của cơng ty - cần xây dựng những mục tiêu cần đạt được cho nhân viên trong từng năm. Qua đó có chính sách hỗ trợ đào tạo các kỹ năng còn yếu cho các nhân viên. Có như vậy mới tạo được sự phát triển đồng đều, công bằng cho các nhân viên ở các cấp bậc khác nhau. Hiện tại cơng ty đã có điểm và tiêu chuẩn để đạt được từng cấp cho các vị trí khác nhau trong cơng ty (Xem Bảng 2.12

69

Điểm tiêu chuẩn thăng tiến với Nhân viên lập trình). Cần dựa vào bảng này vào điểm đánh giá năng lực của từng các nhân (Đề xuất ở Giải pháp 8) để xây dựng một lộ trình đào tạo cho từng nhân viên.

- Việc chọn nhân viên đào tạo không những ảnh hưởng đến động lực của nhân viên đó mà cịn ảnh hưởng đến động lực của nhân viên khác. Những nhân viên khác sẽ noi gương và phấn đấu để có thể có cơ hội phát triển tốt hơn. Do đó các danh sách đạo tạo cần được cơng khai. Việc đào tạo cần có đánh giá bằng những bài kiểm tra cuối giờ để có thể đánh giá được mức độ tham gia của người học cũng như người dạy. Điểm này cũng được xem như một trong những tiêu chí đánh giá nhân viên.

- Hoạt động đào tạo cần tổ chức quy củ hơn, chính thống hơn, để tổ chức và thông báo rộng rãi như là một việc bắc buộc với từng các nhân cụ thể. Ghi nhận hoạt động đào tạo như là một hoạt động bắt buộc trong giờ làm việc (để nhân viên có thể nhập vào hệ thống timesheet) giúp họ quản lý thời gian hiệu quả khơng bị tình trạng lẫn lộn và áp lực vì cơng việc trong dự án và đào tạo nâng cao trình độ từ đó nâng cao được kết quả hoạt động đào tạo.

3.7. Các giải pháp thúc đẩy động lực làm việc qua yếu tố “Thu Nhập và Phúc Lợi”

Qua phân tích ở chương 2 thực trạng tại công ty nhận xét qua yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” còn các hạn chế:

- Trong q trình làm việc ngồi giờ nhân viên ít khi được hỗ trợ chi phí. Đa số các trường hợp nhân viên phải tự bản thân làm thêm giờ để kịp tiến độ của khách hàng đưa ra.

- Nhân viên thường xuyên làm việc tại nhà chưa được trang bị máy tính xách tay riêng cho cơng việc.

70

được tổ chức sơ sài, địa điểm du lịch không thay đổi qua nhiều năm khiến số lượng nhân viên tham gia khơng nhiều, thiếu sự đồn kết và chia sẻ từ đó ảnh hưởng khơng tốt đến động lực làm việc của nhân viên.

- Các khoản tiền thưởng cho nhân viên xuất sắc đòi hỏi họ phải đạt tiếp tục tiêu chuẩn xuất sắc các năm kế tiếp mới có thể nhân được khoản thưởng trên, điều này cũng làm cho nhân viên khơng thấy hấp dẫn từ chính sách này mang lại.

Tác giả xin đưa ra một số giải pháp như sau:

3.7.1. Giải pháp 10: Kiểm soát hoạt động làm việc thêm giờ

3.7.1.1. Tính cấp thiết của giải pháp

Như đã phân tích ở chương 2 các hoạt động làm việc ngoài giờ xảy ra thường xuyên ảnh hưởng không tốt đến tâm lý làm việc của nhân viên. Thêm vào đó đa số thời gian làm việc này nhân viên không khi nhận với khác hàng nên không được trả phụ cấp nên họ cảm thấy có sự bất cơng, lương và phụ cấp chưa đúng với những gì họ đã làm.

3.7.1.2. Tổ chức thực hiện

Việc thực hiện tốt Giải pháp 1 đã nêu ở trên cũng góp phần hạn chế việc làm thêm giờ xảy ra. Đối với các hoạt động làm thêm giờ các quản trị dự án cần có sự trao đổi và ghi nhận rõ ràng với khách hàng tránh ảnh hưởng tới quyền lợi của nhân viên.

Với các cá nhân phải làm thêm ở nhà cần được trang bị các trang thiết bị cần thiết (máy tính xách tay, mạng v.v…) để có thể hồn thành tốt cơng việc.

Đào tạo tốt hơn cho các quản trị dự án kỹ năng quản lý thời gian và công việc tránh tình trạng cơng việc q sức phải làm thêm giờ.

Xây dựng và áp dụng biểu phụ cấp làm thêm giờ và phải luôn luôn áp dụng đối với các khách hàng, dự án có làm thêm giờ. Đối với dự án làm thêm giờ bình thường phải áp dụng theo quy định làm thêm giờ của Luật lao động. Hiện nay nhân viên vì áp lực cơng việc vẫn tiến hành làm thêm nhưng không ghi nhận trực tiếp với khách hàng. Các quản trị dự án cũng cần có phương án hướng dẫn và ghi nhận lại để tránh tạo tâm

71

lý không tốt cho nhân viên.

Bảng 3.9 Bảng tính lương làm thêm giờ

Tiền lương làm thêm giờ

= Tiền lương giờ thực trả của ngày bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

(Nguồn: Phịng tài chính nhân sự)

Đối với dự án làm thêm giờ theo dạng dời giờ làm việc để có thể tương tác với khách hàng thuận lợi (thay vì giờ chuẩn là 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều được chuyển từ 1 giờ chiều đến 9 giờ tối) cần có sự thỏa thuận với nhân viên đồng thời có phụ cấp rõ ràng cho từng nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty harveynash việt nam đến năm 2020 (Trang 77 - 80)