1 Nguồn: Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, được tổ chức tại Khách sạn Intercontinental Asiana Saigon TPHCM vào ngày 0/08/202 do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và ha
116chế v ề kh ả n ă ng c ạ nh tranh c ủ a các doanh nghi ệ p và cu ố i cùng là gi ả i pháp nâng
cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt.
1.1. Thực trạng
Thực trạng và năng lực cạnh tranh của các DNVVN trong thời gian qua đã biết dựa vào lợi thế các tiềm năng sẵn có như, các nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào. Chỉ trong vài năm trở
lại đây, số lượng các DNVVN đã có sự phát triển mạnh. Năm 2003, mới chỉ có 72012 doanh nghiệp với số lao động là 11.805 người, thì
đến năm 2006 đã có 389 doanh nghiệp với số lao động là 21.370 người. Nhờ đó, trong những năm qua, kinh tế của Tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn phát triển ban đầu, các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh vẫn còn phát triển một cách thiếu định hướng, đầu tư chưa có chiều sâu, năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế.
1.2. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên trong hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1. Vốn của doanh nghiệp
Sự phát triển nhanh chóng về mặt số lượng của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trong những năm vừa qua đã kéo theo sự gia tăng nguồn vốn huy động cho sản xuất. Nhưng khó khăn chung hiện nay của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
ở Thái Nguyên là vẫn thiếu vốn để phát triển. Mặc dù, tính đến năm 2006, tổng vốn kinh doanh của loại hình doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đã đạt 1.632,940 tỷ đồng, tăng gấp gần 4 lần so với năm 2003.
Bảng 01: Quy mô vốn của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên năm 2006
Qua điều tra, khảo sát trên 145 doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên cho thấy, số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm một tỷ lệ khá cao (68,97%), trong khi đó, số doanh nghiệp có quy mô từ 5 đến 10 tỷ đồng chỉ chiếm 31,03%. Như vậy,
117
với đặc thù của ngành Công nghiệp, có thể thấy được phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh có quy mô vốn nhỏ và đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn. Với mức vốn này, các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư trang thiết bị, máy móc, công nghệ tiến tiến. Đồng thời, quy mô vốn nhỏ đã làm ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn vốn từ
bên ngoài. Bên cạnh đó, một số hạn chế mà các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh đang gặp phải, đó là hiệu quả kinh doanh chưa cao, công nghệ vẫn đang trong giai đoạn đầu tư, sức cạnh tranh thấp đã có những tác động xấu đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các doanh nghiệp này. Chính từ thực tế đó
đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên so với các doanh nghiệp khác trên trong Tỉnh cũng như các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
1.2.2. Nguồn nhân lực
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhìn chung các doanh nghiệp đang trăn trở với một thực trạng chung của lao động trong cả nước đó là tình trạng thừa thầy thiếu thợ, năng lực hành nghề của người lao động chưa đáp ứng
được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, quy mô về lao
động trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh cũng là một khó khăn cho các doanh nghiệp này. So với mặt bằng chung của cả nước thì quy mô lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Thái Nguyên nhỏ hơn (tức là số doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh có quy mô dưới 50 lao động chiếm một tỷ lệ khá cao so với mặt bằng chung). Theo số liệu thu thập từ việc điều tra 145 doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa của Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên, số doanh nghiệp có lao động dưới 50 chiếm tới 53,34% trong tổng số các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, cao hơn so với 8,5% so với
118
mức trung bình của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở
khu vực phía Bắc, tập trung chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp tư
nhân và công ty TNHH. Số doanh nghiệp có lao động từ 200 người trở lên chỉ chiếm 6,90%, tập trung chủ yếu trong các công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 02: Quy mô lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên năm 2006
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên
Mặc dù Thái Nguyên là một tỉnh có số lượng lớn các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường đào tạo nghề, nhưng tỷ lệ lao động chất lượng cao trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện làm việc, tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác chưa đáp
ứng được với yêu cầu của người lao động. Theo số liệu thống kê, mức thu nhập bình quân của người lao động năm 2006 là 1.040.833
đồng/ người/ tháng và chỉ có một số ít các doanh nghiệp này tham gia đóng bảo hiểu xã hội cho công nhân. Phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ chú trọng đến lợi nhuận chứ chưa thực sự quan tâm
đến tay nghề của lao động, dẫn đến tình trạng trình độ của người lao động ngày càng giảm sút, khó bắt kịp với khoa học kỹ thuật tiên tiến. Chính điều này đã dẫn đến những lao động chất lượng có tâm lý không thích làm việc cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và họ
thường tìm cơ hội ở các khu công nghiệp và các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.
Xét về góc độ quản lý, các doanh nghiệp của Tỉnh chịu tốn kém rất nhiều cho việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ
quản lý, bởi vì đội ngũ lãnh đạo trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh chưa được qua đào tạo chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong những năm trở lại đây, biết được sự cần thiết về trình độ
119
học tại chức, từ xa, đồng thời cũng tích cực tham gia hoặc cử người của đơn vị tham gia vào các chương trình tập huấn và đào tạo do
địa phương và các trường đại học tổ chức. Cũng từ số liệu thống kê thu thập từ 145 doanh nghiệp cho thấy, tính đến hết năm 2006, chủ
doanh nghiệp có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng mới chỉ
chiếm 37,24%. Trong đó, số người được đào tạo kiến thức về quản trị kinh doanh còn rất hạn chế. Trong khi đó có khoảng 62,76% chủ
doanh nghiệp mới có trình độ trung cấp và trình độ phổ thông.
Bức tranh chung về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa thật đáng báo động. Đó là những khó khăn về tình trạng đội ngũ lao động thiếu năng lực và kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm tham gia vào những thị trường mang tính cạnh tranh cao. Trong khi đó, lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ thiếu cả về kỹ năng và chuyên môn kỹ
thuật, mà còn yếu cả tính chuyên nghiệp. Đây là những thách thức không nhỏ về nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên. Chính vì vậy, nếu không giải quyết tốt bài toán về nguồn nhân lực sẽ khiến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này dần giảm sút trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3. Hoạt động phát triển thị trường
Tuy đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc nghiên cứu phát triển thị trường, song các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ
và vừa của tỉnh Thái Nguyên với quy mô nhỏ, cơ cấu quản lý đơn giản, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế nên phần lớn các doanh nghiệp này ít tiến hành hoặc tiến hành không thường xuyên hoạt
động nghiên cứu phát triển thị trường. Hiệu quả trong công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, dẫn đến tình trạng nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, nhiều doanh nghiệp đã bị
giảm thị phần hoặc đánh mất thị trường do không đi sâu vào nghiên cứu. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực
120
cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm chè, thực phẩm và mây tre đan có số lượng lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp này không chỉ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với môi trường kinh doanh trong Tỉnh mà còn với thị
trường cả nước. Qua nghiên cứu 145 doanh nghiệp thì chỉ có 60 doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị
trường của 60 doanh nghiệp này chủ yếu là hình thức đi thực tế và thông qua các nguồn tài liệu (chiếm 66,66%), còn hình thức nghiên cứu thông qua thương hiệu và qua các kênh phân phối còn ít (chiếm 11,67%). Nguyên nhân của tình trạng này là do quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ, năng lực về vốn thấp.
1.2.4. Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực chạy đua để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trên cả nước. Chính vì vậy, chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp này vẫn chưa tạo ra một bước đột phá, mà mới chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính.
1.2.5. Trình độ công nghệ
Ngoài những khó khăn như đã đề cập ở trên về nguồn nhân lực, vốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là những khó khăn về trình
độ công nghệ, trang thiết bị máy móc. Cùng với thực trạng chung của các doanh nghiệp trong nước thì các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Nguyên đang sử dụng công nghệ cũ và lạc hậu so với mức trung bình của thế giói. Có tới 92,42% các doanh nghiệp
đang sử dụng trình độ công nghệ ở mức trình bình và lạc hậu, trong khi đó, chỉ có 7,58% các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến.
121
Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến chỉ tập trung trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty cổ phần, còn lại hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động với những công nghệ đã qua sử dụng. Việc sử dụng những công nghệ cũ và lạc hậu kéo theo những hạn chế về mẫu mã, chủng loại, chất lượng... Do đó sẽ
làm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng thấp.
CHƯƠNG IV.