91 Tại Hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Kế hoạch phát triển 5 năm DNVVN Tại Hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Kế hoạch phát triển 5 năm DNVVN giai đoạn 2011 – 2015” do VCCI, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) và Tổ chức lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) phối hợp tổ chức ngày 26/7 tại Hà Nội đã đưa ra (Kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011 – 2015). Theo phương hướng xây dựng kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011-2015, mục tiêu kế hoạch 5 năm phấn đấu có 600.000 DN thành lập mới, Đào tạo quản trị DN khoảng 640 nghìn lượt người cho các DNVVN với tổng kinh phí ước tính là 400 tỷ đồng. Số DNVVN được thành lập trong cả nước tăng bình quân 22%/năm; Số DNVVN được thành lập tại các tỉnh khó khăn tăng bình quân 15%/năm; Tỷ lệ DNVVN trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 6-7%; DNVVN tạo thêm khoảng 3 triệu chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011-2015 cũng đưa ra các giải pháp phát triển DNVVN giai đoạn 2011-2015 bao gồm:
- Thứ nhất: Hoàn thiện khung pháp lý chung về phát triển DN; - Thứ 2: Chính sách ưu đãi, khuyến khích và hỗ trợ DNVVN;
- Thứ 3: Hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án trợ giúp DNVVN.
Thành lập Quỹ hỗ trợ DNVVN Đóng góp ý kiến cho kế hoạch phát triển 5 năm DNVVN giai đoạn 2011 – 2015, trong báo cáo nghiên cứu của ILO về “Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nhân nữ ở Việt Nam”, đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng, cần có những hỗ trợ riêng để thúc đẩy nhu cầu của các DN do phụ nữ làm chủ, đặc biệt các doanh nhân là người tàn tật, ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, cần tăng cường tiếng nói của các DN do phụ nữ làm chủ thông qua tăng cường củng cố và hoàn thiện vai trò của Hội đồng Doanh nhân Nữ Việt Nam. “Hội đồng có thể đóng vai trò lớn hơn nữa trong việc thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và trở thành một cơ quan điều phối các chương trình phát triển doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ” – Đại diện nhóm nghiên cứu khẳng
92 định. Đại diện nhóm nghiên cứu cũng đề xuất, đểđảm bảo “tỷ lệ nữ làm chủ DN định. Đại diện nhóm nghiên cứu cũng đề xuất, đểđảm bảo “tỷ lệ nữ làm chủ DN đạt 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020” (Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2011 về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020), cần có một chỉ tiêu cụ thể đối với số doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ hoặc điều hành, quản lý trong Kế hoạch phát triển DNVVN cho giai đoạn đến năm 2015”… Vấn đề về vay vốn đối với các DNVVN cũng được các đại biểu bàn luận sôi nổi. Theo nhóm nghiên cứu của tổ chức ILO, thực tế hệ thống ngân hàng không quan tâm đến vấn đề giới tính, cũng như quy mô của DN đối với người vay vốn, tuy nhiên các DN vừa và lớn vẫn dễ dàng tiếp cận vốn vay hơn. Do đó cần tạo điều kiện để các DNVVN tiếp cận được các nguồn vốn chính thức qua việc xem xét thành lập ngay Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng chung với ý kiến của nhóm nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Xuyên – Cty TNHH Cơ điện Đại Dương cũng cho biết, đa số các DNVVN đều thiếu vốn, do đó bà Xuyên đề nghị nên thành lập một quỹ hỗ trợ DNVVN nói chung và cho DN nữ nói riêng. Việc đào tạo về kỹ năng quản lý cho các doanh nhân nữ cũng được bà Xuyên đề cập tới bởi theo bà, hiện các doanh nhân nữ đang yếu kém trong khâu quản lý cũng như các vấn đề khác như am hiểu về pháp luật kinh doanh... Trong bài trình bày tóm tắt báo cáo nghiên cứu “Những rào cản về giới đối với DN nữ” do VCCI, ILO và Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) phối hợp khảo sát, đại diện nhóm nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất về việc hỗ trợ đào tạo doanh nhân nữ thông qua việc thiết kế và tổ chức các chương trình dành riêng cho doanh nhân nữ về khởi sự và quản trị kinh doanh, các kỹ năng cơ bản tăng cường khả năng kinh doanh. Nhóm còn đề nghị nên tổ chức các đơn vị tư vấn và hỗ trợ kinh doanh cho doanh nhân nữ cũng như các chương trình khảo sát học tập cho doanh nhân nữ tới các
93 DN thành công do phụ nữ điều hành1. DN thành công do phụ nữ điều hành1.
94
CHƯƠNG III.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Quá trình phát triển.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có trên 131.300 doanh nghiệp chính thức hoạt động tại Việt Nam tính đến cuối năm 2006. Những doanh nghiệp này sử dụng trên 6,7 triệu lao động; có tổng doanh thu đạt trên 2.750 ngàn tỷ đồng; tạo ra lợi nhuận ròng với giá trị trên 168 ngàn tỷ đồng; và đóng góp trên 192 ngàn tỷđồng vào tổng thu ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp này cũng đang ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường xuất khẩu quốc tế và là một nguồn cung ngoại tệ quan trọng cho Việt Nam.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ áp đảo tương ứng khoảng 97% trong tổng số các doanh nghiệp của đất nước và 87% lực lượng lao động thường xuyên và tiêu chí vốn đăng ký trong Năm 2005. Họ đã đóng góp 40.1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 32% kinh phí tổng vốn đầu tư trong năm 2006 (Hồ Sỹ Hùng 2007), và khoảng 85% tổng lực lượng lao động của công ty vào năm 2004 (Lê Xuân Ba et al 2006)1.
Cùng với đường lối đổi mới, các chính sách phát triển kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài. Luật Doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ… đi vào cuộc sống thực sự thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ra đời và ngày càng phát triển nhanh về số lượng, rộng về quy mô, phong phú về các loại hình và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Đến nay, cả nước đã có khoảng hơn 600.000 doanh nghiệp, hơn 4 triệu hộ kinh doanh, trên 248 nghìn ngành kinh doanh với hàng triệu doanh nhân và hàng chục triệu người lao động.