82 nghiệp vụ cao nhất của họ. Một lợi thế khác của doanh nghiệp mới thành lập là nghiệp vụ cao nhất của họ. Một lợi thế khác của doanh nghiệp mới thành lập là đội ngũ những người tham gia - chủ doanh nghiệp, tất cả các đối tác, cố vấn, công nhân hoặc thậm chí các thành viên trong gia đình - đều có mong ước cháy bỏng vươn tới thành công. Điều đó thôi thúc họ làm việc hăng say hơn và hiệu quả hơn. Cuối cùng, nhiều doanh nghiệp nhỏ và các công ty mới thành lập có lợi thế vô hình từ đội ngũ thực sự tâm huyết và thực hiện công việc họ thực sự đam mê. Đây chính là “tinh thần kinh doanh”, một bầu không khí vui vẻ và phấn khởi khi tất cả cùng chung lưng đấu cật để tạo cơ hội thành công vang dội hơn những gì hiện có. Điều này đánh thức lòng ham mê và khuyến khích đội ngũ nhân viên cống hiến hết sức mình.
Mặt khác, do có lợi thế là quy mô nhỏ, năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh, có sự kết hợp chuyên môn hóa và đa dạng hóa mềm dẻo, hòa nhịp nhanh với đòi hỏi uyển chuyển của nền kinh tế thị trường nên DNVVN đã thu hút được khá nhiều vốn trong dân, hầu hết các DNVVN dựa vào vốn tự có. Bên cạnh đó các DNVVN luôn cập nhật và ứng dụng các tiến bộ mới nhất về khoa học và kỹ thuật, công nghệ thông tin, Thích ứng nhanh với thay đổi trong kinh doanh thông qua tiếp thị internet ở Kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay là lợi thế rất quan trọng.
2.4. Hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
2.4.1. Những hạn chế về khả năng cạnh tranh của các DNVVN ở Việt Nam hiện nay là tình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt còn yếu kém so với các doanh nghiệp nước ngoài là do các doanh nghiệp nước nhà còn tồn tại những hạn chế sau:
2.4.1.1. Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém:
83 nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ doanh nghiệp mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.
2.4.1.2. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt.
So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,... thì các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực.
2.4.1.3. Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém.
Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều DN còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Số lượng DN nhỏ và vô cùng nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao. Tính đến năm 2011, Việt Nam có hơn 244551 DNVVN trên tổng số 248842 DN đang hoạt động, số lượng có tăng lên nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 17,73%, quy mô lao động dưới 10 người chiếm 59,35%. Số DN có vốn từ 1 đến 5 tỷđồng chiếm 43,24%, quy mô lao động từ 10 đến 49 lao động là 31,3%. Trong khi đó số DN có số vốn trên 5 tỷ đồng chỉ
84 chiếm 17,58%, số DN có số lao động từ 50 đến 299 lao động chỉ chiếm 7,63%. chiếm 17,58%, số DN có số lao động từ 50 đến 299 lao động chỉ chiếm 7,63%.
Nếu so sánh giữa DNVVN và DN vô cùng nhỏ thì số chênh lệch của DN vô cùng nhỏ là khá lớn, số DN có vốn dưới 5 tỷđồng là 60,97% và số DN có số vốn trên 5 tỷ đồng là 17,58%, số DN có quy mô lao động dưới 50 lao động là 90,65% và số DN có quy mô lao động trên 50 lao động là 7,63%.
(Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê).
2.4.1.4. Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế.
Một số khá lớn doanh nghiệp còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hoá và sở hữu công nghiệp. Tình trạng các doanh nghiệp bị các cơ quan chức năng phàn nàn, xử phạt vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp về luật pháp còn nhiều hạn chế. Tâm lý làm ăn chuôi vẫn còn khá phổ biến.
2.4.1.5. Sự yếu kém về thương hiệu đã góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh.
Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên và khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có các hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài.
2.4.2. Nguyên nhân tạo ra năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp Việt.
Cạnh tranh không phải là một vấn đề, năng lực cạnh tranh yếu mới là một vấn đề đáng bàn. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Viêt Nam hầu hết
85 còn yếu kém. Nên vấn đề trở nên vô cùng cấp thiết là tìm ra nguyên nhân gây còn yếu kém. Nên vấn đề trở nên vô cùng cấp thiết là tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này để tìm cách khắc phục, các nguyên nhân đó là:
2.4.2.1. Do các doanh nghiệp Việt còn “quá trẻ”.
Trong nền kinh tế thị trường mà chứng ta đang trong quá trình xây đựng: năng lực tài chính thấp, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều,... ngoài ra các truyền thống kinh doanh cha truyền con nối đã bịđứt đoạn và mới chỉđược chắp nối một phần.
2.4.2.2. Do cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước thế hiện ở các mặt:
- Các doanh nghiệp Nhà nước thường vừa bị thiếu động lực chú sớ hữu, vừa bị gò bó bới những quy định lỗi thời chậm được thay đổi, làm cho chúng thường rất kém hiệu năng.
- Hệ thống hành chính giải quyết công việc chậm chạp, phiền hà làm tăng các chi phí không đáng có cả về mặt thời gian lẫn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp.
- Các đầu tư công kém hiệu quả làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng không phát huy được tác dụng (hoặc ít phát huy tác dụng) trong việc hỗ trợ nền kinh tế... Để loại bỏ những nguyên này điều cần thiết là phải đẩy nhanh qúa trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và tiến hành những cải cách sâu rộng về pháp luật và thể chế.
2.4.2.3. Mối quan hệ lao động.
Các tranh chấp lao động xảy ra thường xuyên có thể làm hỏng môi trường kinh doanh và cơ hội làm ăn của nhiều doanh nghiệp. Điều quan trọng ở đây là phải hình thành một văn hoá đối thoại giữa những người lao động với những người sử dụng lao động, hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở thương thuyết và mặc cả. Muốn vậy tổ chức công đoàn phải mạnh và phải gắn bó với những người công nhân cả về quyền lợi và trách nhiệm. Chính quyền khó
86 có thể áp đặt cách giải quyết của mình cho mọi cuộc tranh chấp lao động, nhưng có thể áp đặt cách giải quyết của mình cho mọi cuộc tranh chấp lao động, nhưng có thể báo đảm một môi trường lao động lành mạnh và các khuôn khố pháp lý để dẫn dắt hành vi cho cá hai bên tranh chấp nhằm tránh xung đột và đổ vỡ.
2.4.2.4. Do hệ thống giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập:
Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng có bằng cấp nhưng không có kiến thức và kỹ năng phản ánh những bất cập rất lớn về nguồn nhân lực mà chúng ta đang có. Trong lúc đó, cỗ máy đào tạo vẫn tiếp tục chạy theo quán tính và tiếp tục cho "ra lò" những sản phẩm mà thị trường ít có nhu cầu. Điều này bắt buộc nhiều doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại những người đã qua đào tạo. Rõ ràng chúng ta đang chi phí hai lần cả về thời gian và cả về tài chính cho một việc. Mà như vậy thì năng lực cạnh tranh của cả quốc gia là không thể cao. Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo đòi hỏi của thị trường lao động là rất cần thiết để loại bỏ những nguyên nhân loại này.
2.5. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế
Việt Nam.
2.5.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ áp đảo trung bình hàng năm theo quy mô lao động và hình thức sở hữu (từ năm 2000 đến nay) tương ứng khoảng trên 90% trong tổng số các doanh nghiệp của đất nước trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay. Theo quy mô nguồn vốn và hình thức sở hữu trung bình hàng năm thì DNVVN có tổng số vốn từ dưới 1 tỷđến 50 tỷ chiếm 95.37%, DN có tổng số vốn từ 50 đến 200 tỷđồng chiếm 3,33%, DN có tổng số vốn trên 200 tỷđồng chiếm 1,3%1. Thể hiện qua số liệu bảng sau.