1 Nguồn: Tổng cục Thống kên ăm 202.
108chuy ể n mình m ạ nh m ẽ v ề kinh t ế và phát tri ể n GDP th ự c t ế c ủ a Vi ệ t Nam t ă ng
nhanh hơn các quốc gia khác, với mức tăng trưởng trung bình là 7.32% từ năm 1990 đến hết năm 2009. Việt Nam được xếp vào một trong 20 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khắp toàn cầu trong năm 2009 với mức tăng trưởng GDP 5.3% và Ngân hàng Thế giới báo cáo mức tăng trưởng GDP đạt 6.9% trong quý 4 năm 2009. Trong năm 2010, các kết quả ở quý 3 cho thấy mức tăng trưởng GDP trong năm 2010 cho đến nay là 6.52% với tổng GDP là 104,6 tỷ USD, tương đương với GDP danh nghĩa trên bình quân đầu người là 1.218 USD. Theo như dự đoán của Golden Sachs vào tháng 12 năm 2005, nền kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên hàng thứ 17 trên thế giới về tiềm lực kinh tế với GDP danh nghĩa đạt 436 tỷ USD và GDP danh nghĩa tính trên đầu người là 4.357 USD vào năm 2025. Theo như dự đoán của Pricewaterhouse Coopers năm 2008, Việt Nam có thể sẽ là nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025, với mức tăng trưởng tiềm năng gần 10% / năm (tính theo giá trị đồng đô la) có thể sẽ đẩy kinh tế Việt Nam tương đương 70% nền kinh tế Anh vào năm 20501.
3.2.2.2. Yếu tố của môi trường văn hóa, xã hội.
Văn hóa - Xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
Ngày nay không chỉ các nhà kinh tế mà các nhà văn hóa cũng đều thống nhất cho rằng, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế