Hồng đế - tức Nguyễn Phước Châu - truy tán thiền sư Tạ Nguyên Thiều khi ngài tịch. Tuy nhiên, theo tác giả Lịch sử
Phật giáo xứ Huế thì Tổ Nguyên Thiều viên tịch năm 1728, mà Nguyễn Phước Châu lại mất năm 1725, cho nên nhiều
khả năng đây phải là bài minh của chúa Nguyễn Phước Thụ.
2
Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh vào đặc điểm “tinh thông Tam giáo” của các vị thiền sư được ngưỡng vọng ở Đàng Trong thuở ấy. Điển hình như trường hợp hịa thượng Thạch Liêm - Thích Đại Sán, ngoài việc đến Đàng Trong để hoằng dương Phật pháp, ơng cịn tham mưu việc dựng nước, giữ nước bằng việc dâng bản điều trần rất quan trọng về ngoại giao, lập đồn lũy, gọi quân dịch, mở trường học, thi cử - tất cả những việc dường như là của một nhà nho có tài định quốc an dân hơn là một vị cao tăng.
Phân ly từ của thiền sư Thiệt Kiến – Liễu Triệt, thì trước tác của các bậc cao tăng
lưu lại đa phần là những bài kệ truyền phái hoặc kệ phú chúc trước khi viên tịch, thể hiện quan niệm nhân sinh, tư tưởng Thiền siêu thoát, như bài kệ của thiền sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch, thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo, thiền sư Thiệt Diệu – Liễu Quán...
Văn học Đàng Trong thời kỳ này cịn có một bộ phận khơng kém phần quan trọng, đó là mảng thơ văn Thiên Chúa giáo. Tuy rằng điều kiện tư liệu hiện nay chưa cho phép tìm hiểu bộ phận này trên cơ sở các tác phẩm tiêu biểu nhất, song dựa vào những tư liệu hiện được biết tới, cũng có thể ít nhiều khẳng định “đây là một dòng văn học mà sự độc đáo vừa thể hiện một bước trưởng thành của văn hóa dân tộc vừa thể hiện một bước tiến mới của văn học Việt Nam” [142, tr. 318]. Tác giả của dòng văn học này, chắc chắn phải là những giáo sĩ – linh mục mà nhiều trong số đó đồng thời cũng là những “nho sĩ nắm vững thi pháp cũng như thể loại truyền thống của văn học viết Việt Nam thời phong kiến” [142, tr. 326]. Đáng tiếc, do là “thành viên của một cộng đồng thường xuyên đối diện với nguy cơ bị đặt ra ngồi vịng pháp luật” [142, tr. 326] nên các tác giả Thiên Chúa giáo ở Đàng Trong gần như bị hoàn toàn xóa tên trong văn học sử Việt Nam. Lịch sử văn học Việt Nam chỉ còn ghi lại tên tuổi linh mục Lữ Y Đoan (Louis Đoan, ? - 1678) ở Quảng Ngãi với tác phẩm Sấm truyền ca, làm khoảng những năm 1670, bằng chữ Nôm, viết theo thể lục bát, phóng tác năm quyển đầu của bộ Kinh Thánh. Tiếc rằng văn bản gốc đã thất truyền. Những văn bản hiện được lưu giữ (đều đã phiên âm ra Quốc ngữ), chỉ còn trọn vẹn quyển đầu Tạo đoan kinh (Genesia) và một phần đầu quyển hai Lập quốc kinh (Exodus)1. Những sáng tác còn lại chép trong tuyển tập Vãn và tuồng2,
Imprimerie de la Mission, Saigon, 1899, đều khuyết danh.
Thơ văn Thiên Chúa giáo thời kỳ này tập trung vào ba chủ đề chính là: (1) Tuyên truyền giáo quy, giải thích giáo lý, với những tác phẩm tiêu biểu: Thiên
Chúa thánh giáo yếu lý chính giải tổng lược vãn, Tư thánh thục đàng vãn...; (2) Tái
hiện các truyền thuyết, sự tích trong “Thánh Kinh giáo sử” theo đường hướng Việt hóa; điển hình là: Ơng Gióp tuồng, Truyện Thánh tổ tơng Gia cóp vãn, Giu dít vãn,