Hoàn chỉnh bản đồ văn học Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc (Trang 108 - 110)

1 Xem thêm: Nguyễn Văn Sâm (974), Văn học Nam Hà (văn học xứ Đàng Trong), NXB Lửa thiêng, Sài Gòn, tr 3 8.

4.1. Hoàn chỉnh bản đồ văn học Việt

Trước hết, cần phải khẳng định rằng, sự phác thảo trọn vẹn diện mạo vùng văn học Đàng Trong đã khép lại tiến trình mở rộng bản đồ văn học Việt về phía Nam.

Như chúng tơi từng đề cập, có một thực tế lịch sử cần ghi nhận, rằng không phải đến khi Nguyễn Hoàng đưa quân vào Thuận - Quảng năm 1558, người Việt mới tiến về phương Nam. Thời Tiền Lê, Lê Đại Hành từng sai Ngô Tử An cho người đi xây dựng con đường bộ đầu tiên thông sang đất Chiêm Thành (bao gồm địa phận từ Quảng Bình đến Bình Định, Phú Yên ngày nay, tức một phần lãnh thổ Đàng Trong hồi thế kỷ XVII), chính thức khai thệ cho ý định Nam tiến của ông cha ta. Thời Lý, sau nhiều cuộc giao tranh, Đại Việt đã thu về ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh (sau đổi thành Bố Chính, Lâm Bình, Minh Linh - thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình và phía Bắc Quảng Trị ngày nay). Nhà Trần đi tiếp con đường về phương Nam một cách hịa bình, trên cơ sở cuộc hơn nhân chính trị Trần Huyền Trân - Chế Mân, đã thu về hai châu Ô, Lý (sau đổi thành Thuận Châu, Hóa Châu - thuộc về phía nam Quảng Trị, kéo dài đến bắc Quảng Nam ngày nay). Thời nhà Hồ,

Hồ Quý Ly đem quân đi đánh lấy Chiêm Động và Cổ Lũy Động, đặt bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, thâu tóm nốt địa phận phía nam Quảng Nam và một phần phía bắc Quảng Ngãi ngày nay... Cho đến tận khi cuộc kinh binh quy mô lớn của Lê Thánh Tông giành thắng lợi, xác định địa phận đèo Cù Mông - Phú Yên là ranh giới Chiêm - Việt, thì trước đó, hai xứ Thuận - Quảng chưa bao giờ thuộc về người Việt một cách tương đối chắc chắn. Ngay cả sau khi Lê Thánh Tông đã đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam (chính thức khẳng định quyền cai trị vùng đất), thì Thuận - Quảng, trong ấn tượng của triều đình, vẫn chỉ là một vùng biên viễn, nơi lưu đày tội đồ, vì thế mà sự lưu tâm đối với hoạt động giáo hóa cũng trở nên kém thiết tha. Học vấn - vấn đề cốt lõi sở dĩ tạo nên sức mạnh cho một nền văn học - kém thịnh, dẫn đến văn học Đàng Trong đã trải qua nhiều thế kỷ một cách khơng mấy khởi sắc.

Sách Ơ châu cận lục, quyển 6, phần chép truyện các nhân vật nổi tiếng, lưu tên nhiều người “sành văn chương”, “tài văn học” (như Bùi Dục Tài, Phạm Tri Chỉ, Văn Chưởng, Lê Tiềm, Trần Vi, Hồng Cơng Đán, Trần Văn Hòa, Nhữ Lệ, Phạm Triệt, Phạm Phi Diệu, Trần Hoằng Củ…). Tuy nhiên, ngồi những bình luận như: “Họ Lê ở Bình Hồ giỏi về văn chương sách vở, họ Phạm ở Đại Phúc học rộng nhớ dai, các vị đều nhiều lần thi trúng tam trường cả” [1, tr. 134]; “Bùi Dục Tài về văn chương, chính sự quả là bậc anh tài trong thiên hạ, chứ đâu phải anh tài của riêng Ô Châu. Thế nên ông mới được giới khoa trường kính trọng” [1, tr. 135]; “Phạm Triệt dốc lịng giữ gìn trung nghĩa, bày tỏ trong câu thơ ngâm vịnh” [1, tr. 138]; “Trí Giám là người nhiều lần thi trúng tam trường, văn chương không phải là không tinh luyện” [1, tr. 138]; “Văn Ngạch cũng một lần thi đỗ tam trường, văn chương không phải là không tài giỏi” [1, tr. 138]…, các tác phẩm của họ hầu như không được lưu lại, dù chỉ ở dạng nhan đề. Họa hoằn mới có vài ba tác giả được ghi chép về thi phẩm, nhưng cũng chỉ có đơi câu và khơng rõ thời điểm sáng tác, như bài thơ của Tri huyện họ Lê, Trần Hoằng Củ, bài Tán của Phạm Triệt...

Chắc hẳn, sự trống trải của đội ngũ sáng tác là một trong những nguyên nhân cơ bản cho bầu khơng khí ảm đạm của văn học thành văn lúc ấy. Trong khi Đàng Ngoài, vào thời điểm trước thế kỷ XVII, đã có đủ tự tin với bề dày truyền thống và đội ngũ tác giả hùng hậu… thì Đàng Trong vẫn loay hoay với những phác thảo mờ nhạt. Nhân tài chỉ “như lá mùa thu”: “Đất Thuận Hóa, ở thời Nhuận Hồ có cha con Đặng Tất vì tài tướng văn tướng võ mà nổi danh. Ở quốc triều vào khoảng Thuận

Thiên Hồng Đức thì có Nguyễn Tử Hoan làm qn sư, Bùi Dục Tài đỗ Tiến sĩ; thời Ngụy Mạc thì có Dương Văn An đỗ cao, làm sách Ô Châu cận lục” [38, tr. 304].

Không những thế, phần lớn số nhân tài ít ỏi này lại ghi dấu sự nghiệp văn chương của họ trong mối liên kết lỏng lẻo với mảnh đất bản xứ: sau khi đã đạt thành trong hoạn lộ thì đều định cư ở Đàng Ngồi. Cái gọi là văn học ở miền đất phía Nam sơng Gianh, thực chất chưa định hình. Phải đợi đến khi Đào Duy Từ xuất hiện, những dấu hiệu biệt sắc về một vùng văn học Đàng Trong mới từng bước được xác lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)