Sự đặc biệt trong thành phần cƣ dân: ƣu thế vƣợt trội cho việc phát triển các loại hình văn học diễn đạt bằng hình thức dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc (Trang 48 - 51)

1 Chữ dùng của Nguyễn Văn Hầu trong sách Văn học miền Nam lục tỉnh, Tập 2, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 202, tr 6.

2.2. Sự đặc biệt trong thành phần cƣ dân: ƣu thế vƣợt trội cho việc phát triển các loại hình văn học diễn đạt bằng hình thức dân gian

triển các loại hình văn học diễn đạt bằng hình thức dân gian

Cùng với sự mở rộng lãnh thổ về phía Nam, các nguồn cư dân đã theo nhiều con đường đổ về miền đất này. Trong khi rất khó xác định số liệu về sự gia tăng dân số ở Đàng Trong thì cơng việc lại có vẻ dễ dàng hơn chút ít khi xác định thành phần

cư dân – điều mà trên nhiều phương diện sẽ rất có ý nghĩa khi muốn tìm hiểu các giá trị văn hóa – văn học của vùng đất.

Đại Nam thực lục tiền biên ghi: “Mậu Ngọ (1558), mùa đông, tháng 10, chúa

bắt đầu vào trấn Thuận Hóa, 34 tuổi. Những người bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hoa đều vui lòng theo đi” [115, tr. 31].

Nam triều cơng nghiệp diễn chí viết: “Đoan quốc cơng cùng với các công tử thái bảo Hịa quận cơng, Thụy quận công và các tướng Văn Nham, Thạch Xuyên, Tiền Trung, Tường Lộc ngay ngày hơm ấy đem một nghìn qn thủy ra cửa biển nhằm theo hướng hai xứ Thuận, Quảng mà tiến” [16, tr. 28]. Qua đó cho thấy, cuộc di cư vào Thuận Hóa năm 1558 đã diễn ra với quy mô lớn về người. Đáng chú ý, thành phần tham gia vào dòng di cư này đa phần là dân võ biền. Đây là một đặc điểm hết sức nổi bật. Chính thế bất ổn của Đàng Trong khi ở vào vị trí mà các cuộc tranh chấp đất đai giữa người Việt và Chiêm cho đến cuối thế kỷ XVI vẫn chưa ngã ngũ đã quy định cho sự định cư của giới võ biền trên mảnh đất này. Ngay cả sau này, chính quyền Đàng Trong ln có xu hướng được tổ chức như một chế độ quân sự do vừa phải đối mặt với người Chiêm Thành ở phía Nam, vừa chịu sự tấn cơng của họ Trịnh ở phía Bắc. Đây tuy không phải là thành phần cư dân duy nhất nhưng lại có ảnh hưởng khá cốt lõi.

Đối tượng khác trong thành phần cư dân của Đàng Trong chính là những tầng lớp dân cư thuộc hạng bần cùng trong xã hội. Khơng nói đến những cuộc di cư lẻ tẻ có lẽ đã diễn ra dưới bất kỳ triều đại nào, thì chiếu di dân năm 1075 dưới thời Lý được xem là văn bản chính thức đầu tiên của nhà nước phong kiến kêu gọi người Việt đi lập nghiệp trên vùng đất mới. Sau này, cùng với những cuộc mở rộng địa giới, người Việt tiếp tục như dòng chảy đều đặn ngấm về phương Nam. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, phần đa trong số đó là những người nghèo khổ, vì khơng thành trong cuộc mưu sinh trên vùng đất cũ mà chấp nhận rời xa quê hương bản quán với hy vọng đánh đổi cuộc đời khốn khó ấy thành cuộc sống tốt đẹp hơn trên vùng đất mới. Chính những đặc điểm này trong tính chất và thành phần của cư dân Đàng Trong sẽ tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển kinh tế và văn hóa xã hội của Đàng Trong sau này. Chắc chắn, trừ những người đi do nhiệm vụ công việc được giao, những người mang khát vọng mưu sinh trên miền đất mới, thì vào Thuận Quảng không phải là lựa chọn dễ dàng đối với phần đa cư dân. Thậm

chí, một bộ phận khơng nhỏ là những tội đồ bị lưu đày theo hình luật của triều đình. Chính thành phần cư dân đặc biệt như thế sẽ “quyết định sự phát khởi, trưởng thành của văn nghệ miền Trong theo đường lối riêng của nó” [180, tr. 548]. Vì rằng, những cư dân lao động nghèo khổ, lính tráng, tội đồ hay dân anh chị… (những thành phần chính của cơ cấu dân cư Đàng Trong) có thể có “óc phiêu lưu”, “thường ít học song lại có khiếu về ca hát” [180, tr. 547]. Chắc hẳn trên bước đường khai cơ lập nghiệp, cùng với cái cuốc, cái cày, họ cũng mang theo một tâm hồn văn nghệ và truyền thống văn nghệ của mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Những câu hát trống quân, lời quan họ, các làn điệu dân ca, ví phường vải, hát dặm, hị vè... theo bước chân lưu dân tiến dần vào phương Nam, rồi cùng với thời gian biến tấu, chuyển đổi cho phù hợp với sinh khí văn nghệ địa phương, hòa đồng thêm nhiều yếu tố thổ ngơi của người Chiêm Thành, Miên, Thượng và sau này là cả người Trung Hoa… làm cho sinh hoạt văn nghệ nơi đây thêm phần đa dạng. Chính lớp người này sẽ quyết định sự phát khởi, trưởng thành của văn nghệ Đàng Trong theo đường lối riêng, khơng cịn giống với phương thức phát triển từ đây của Đàng Ngoài. Bởi họ, chứ không phải tầng lớp nho sinh (những trí thức được đào tạo bài bản) mới là đối tượng chính tiếp nhận và lưu truyền các sản phẩm văn chương.

Hành trình tiến về phương Nam là một chuỗi dài các hoạt động: vỡ đất, đuổi sấu, bắt thuồng luồng, chiến đấu với kẻ thù, với thiên nhiên hung dữ… Cuộc sống của con người vì thế mà thường thiên về hành động hơn là suy tư. Nền văn nghệ phục vụ đối tượng vốn không cần đọc, không cần ngẫm nghĩ bằng xem, nghe, xúc động, cười cợt, hoa chân múa tay như vậy, chắc chắn cũng trở nên khác biệt. Những bộ mơn trình diễn, những bài thơ, vè, truyện kể, ca hát, ca kịch… vui ra vui, buồn ra buồn, trở nên có sức hấp dẫn và sức sống đặc biệt. Từ “ngã rẽ Nguyễn Hoàng”, văn chương Đàng Trong đã gần như có hẳn những phương pháp, những quy luật, một cá tính tách biệt hẳn sự phát triển của văn chương Đàng Ngoài. Trong khi văn chương Đàng Ngoài tách thành hai đường phát triển song hành: văn chương bác học và bình dân, trong đó văn chương bác học ln lấy đối tượng trí thức làm căn bản, thì văn chương Đàng Trong bao giờ cũng cố gắng bình dân hóa, và đối tượng là quần chúng lao động. Đó là lý do mà văn nghệ miền Nam căn bản là nói và trình diễn,

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)