Vịnh thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc (Trang 77 - 83)

2 Theo thống kê của Hoài Anh trong sách Gia Định tam gia, Biên dịc h chú giải: Hồi Anh, Hiệu đính – giới thiệu: TS.

3.3.1. vịnh thiên nhiên

Trong hệ thống chủ đề - đề tài của văn chương hai Đàng, nổi bật một hiện tượng chung là sự chiếm lĩnh của những thi phẩm đề vịnh, đặc biệt là đề vịnh thiên nhiên. Nếu như Đàng Trong có Tư Dung vãn, chùm thơ Quảng Ngãi thập nhị cảnh,

Hà Tiên quốc âm thập vịnh, Lư Khê ngư bạc… (chữ Nôm), Ải lĩnh xuân vân, Thiên Mụ hiểu chung, Hà Trung yên vũ, Hà Tiên thập vịnh, Thụ Đức hiên tứ cảnh, Cẩm đường xuân khúc, Vịnh “thiếu nữ phong”… (chữ Hán) thì Đàng Ngồi cũng có Ngã ba Hạc phú, Sứ trình tân truyện, Khâm định Thăng bình bách vịnh, Càn Nguyên ngự chế thi tập… (chữ Nôm), thơ chữ Hán của Ngơ Thì Ức, Nguyễn Quý Đức,

cảnh quan đất nước và cuộc sống thái bình, ổn định đương thời là nét chung trong các sáng tác thuộc chủ đề này. Khâm định Thăng bình bách vịnh (Trịnh Căn), ngồi số thơ đề vịnh danh lam thắng tích và khí hậu ra, cịn khoảng 50 bài thơ phẩm bình các sự vật thường gặp trong phủ chúa cung vua như nghiên mực, bút viết, thanh gươm, cây cung, quân cờ, con voi, chiến thuyền, cây mai… Bài nào cũng nhằm ngợi ca triều đại, cơng tích và ân huệ trị dân của bản thân. Càn Nguyên ngự chế thi

tập (Trịnh Doanh) có 8 bài thơ ngụ hứng (ký hứng) như thưởng xuân, ngắm trăng,

vịnh chùa Phao Sơn, chùa Phả Lại; 14 bài vịnh phong cảnh các nơi (tỉnh nhương ký thắng) như Sài Sơn, Hiến Doanh, Địch Lộng, Thần Phù…; 4 bài vịnh phong cảnh ở kinh thành (kỳ điện ký thắng) như Bồ Đề, Tây Long, chùa Tường Khánh… Nếu như thơ ca đề vịnh thiên nhiên Đàng Trong chủ yếu nở rộ ở thế kỷ XVIII thì chủ đề này lại ln thường trực trong thơ ca Đàng Ngồi. Đặc biệt trong các tập thơ đi sứ của Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Tiến Sách, Nguyễn Mậu Áng, Đinh Nho Hoàn, Nguyễn Tơng Quai…, tình cảm mến u với cảnh sắc, con người, quê hương, đất nước luôn được bộc lộ một cách thiết tha, trìu mến.

Thiên nhiên trong văn chương Đàng Ngoài đẹp vẻ yên ả, bình dị của một vùng thơn dã truyền thống, ở đó có những người dân lam lũ nhưng tinh thần ln thư thái, có những thú vui quê kiểng, ân tình:

“Hàng ngày vác bừa đi cuốc xới ruộng hoang,

Luôn luôn gặp người cày ruộng và ơng già thơn q. Khi gặp nhau chỉ nói chuyện làm ruộng, trồng dâu, Ân cần bàn tính đến ngày mưa tạnh.

Vào khoảng tháng bảy tháng tám là mùa cua béo, Con trẻ bắt cua vội mang về nhà.

Gọi trẻ đi nướng cua mua rượu mới nấu, Rót một chén uống rất lấy làm hả hê. Khi say rồi, nằm khểnh ở cửa sổ bên nam, Thỉnh thoảng có gió mát lướt ngồi song cửa”

(Tiêu dao ngâm - Ngơ Thì Ức) [131, tr. 367] Cảnh sắc mang vẻ mỹ lệ của từ chương truyền thống, đẹp nhưng đôi khi khuôn mẫu bởi tứ thơ quen thuộc, có lúc tao nhã nhưng cũng có lúc trầm buồn, như cái vẻ huyền mặc của một vùng đất cổ:

“Sụt sùi bóng ngả tịch dương, Bên trời cái nhạn pha sương bay về.

Thớt thưa bến liễu làng hòe, Vàng gieo đẫy lá bạc khoe đầy cành.

Tiếng thu xào xạc trên xanh, Một đèn hãy tỏ ba canh chưa nằm”

(Sứ trình tân truyện - Nguyễn Tông Quai) [131, tr. 391] Trái lại, ở Đàng Trong, ngoài một số bài đề vịnh theo âm hưởng tụng ca của văn học cung đình (như những bài đề vịnh của các danh thần phủ chúa), hình tượng thiên nhiên gây ấn tượng bởi vẻ đẹp mỹ lệ, tươi mới, sung mãn sức trẻ:

“Viễn viễn thương lang hàm tịch chiếu Lư Khê yên lý xuất ngư đăng

Hồnh ba yểm ánh bạc cơ đĩnh, Lạc nguyệt sâm si phù tráo tăng”

(Dòng nước xanh xa xa ngậm ánh nắng tàn Trong làn khói ở Rạch Vược đèn chài ló dạng Sóng ngang gợn gợn thuyền lẻ ghé bến

Trăng soi thấp thoáng lưới chài bang bạc)

(Lư Khê ngư bạc - Mạc Thiên Tích) [131, tr. 708] “Hồ lô hỏa thấp ngưng yên trọng,

Thạch thất nhân hàn tích nhứ đa Xuất trục tương giao năng ngũ thái Quang phù thần võ định sơn hà” (Lửa ẩm hồ lơ nên đọng khói Rét nằm nhà đá phải chồng bông Vượt ra cửa động thành năm vẻ Sáng rực hào quang định núi sông)

(Thạch động thôn vân - Nguyễn Cư Trinh) [38, tr. 310] Trong đó, hình ảnh con người luôn hiển hiện và điểm xuyết cho bức tranh thiên nhiên ấy bằng những nhịp điệu cuộc sống thường nhật. Như hoạt cảnh nhóm chợ dưới bóng đa, tiều phu ra quán mua rượu, nơng phu đi xem bói, trai tráng giữ gìn làng xóm trong thơ Trịnh Hồi Đức:

“Thúy ái sơn bình chướng thủy hương Dung âm tế phế thị triền lương

Điền cầm liệp thú sung Tùng tứ Tì hiện cơ ngư mãn Trúc phường. Mãi tửu tiều quy cơ điếm tịch,

Chiêm niên nơng phản bốc đình hoang. Chu xa hạnh miễn ưu cường đạo, Lâm tẩu anh hùng nhậm chức phương”

(Núi xanh biếc như bình phong chắn ngang vùng nước, Bóng đa che rợp, chợ búa mát mẻ thay.

Chim muông được, chợ Tùng bày bán đầy rẫy,

Đăng đó nhiều cá hến, phố Trúc hàng dãy bán ngổn ngang. Các bác tiều mua rượu xong đã về hết, quán rượu lại vắng, Mấy nhà nơng đi bói đã trở lại nhà rồi, đình thầy bói bỏ khơng. Khơng xảy ra trộm cắp, xe thuyền đi lại khỏi lo âu,

Vì đã có các anh hùng địa phương giữ tròn chức vụ)

(Ngư Tân sơn thị) [41, tr. 182 - 183] Ngay trong Tư Dung vãn, một thiên nhiên được mô tả trên nền những điển tích, điển cố dày đặc nhưng vẫn lưu giữ những cảm xúc tươi mới về cuộc sống, nơi con người sẽ hịa mình trong nhịp sống thanh bình nhưng khơng kém phần rộn rã với đủ cả ngư tiều canh mục, nơi hứa hẹn cho sự đâm trổ của những tài năng sẽ góp phần làm cho cuộc sống ấy trở nên tốt đẹp hơn bội phần:

“Gió đưa thoảng nực mùi nhang Người tiên đất ngọc, phong quang ưa nhìn

Có nơi vịnh nguyệt bá thuyền

Kim ngâm thảnh thót, chng chiền đỉnh đang Là nơi từ vũ nghiêm trang,

Trung trinh hai chữ, lửa hương muôn đời Đông tây đều khách vãng lai Rước ai nọ quán, đưa ai nọ đò

Am ta kiệt lập non Vu

Đêm khuya chng gióng gọi chùa Ba Viên Dập dìu buồm xuống thuyền lên

Cánh hồng lướt gió, khách tiên nghiêng hồ”

(Đào Duy Từ) [131, tr. 45] Cách nhìn đó của Đào Duy Từ khác hẳn với các bậc tiền nhân, chỉ coi địa danh này như vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ải “núi dựng vực sâu”, “trời cao sóng vỗ” (Tư Dung hải mơn lữ thứ - Lê Thánh Tông, thế kỷ XV), hồn tồn khơng có sự hịa nhịp giữa non nước hữu tình và cuộc sống con người.

Ẩn sau những bức tranh phong cảnh mỹ lệ ấy, có thể thấy rõ tâm lý lạc quan, tự hào của người cầm bút. Ải lĩnh xuân vân ghi lại niềm kiêu hãnh của Hiển tông

Phước Châu trước quang cảnh non sông hùng tráng dưới quyền mình trị vì, đồng thời thể hiện mong mỏi về một xã hội Đàng Trong ấm no, hạnh phúc:

“Việt Nam hiểm ải thử sơn điên Hình thế hồn như Thục đạo thiên

… Duy nguyện hải phong xuy tác vũ,

Chính nghi thiên lý nhuận tang điền” (Phương Nam ải hiểm một mình ngươi Đường Thục cheo leo cũng thế thơi … Chỉ mong gió biển làm mưa ngọt, Ruộng vườn ngàn dặm thảy xanh tươi)

[142, tr. 308 - 309] Mạc Thiên Tích ca tụng cảnh tượng thái bình thịnh trị, nhân dân no đủ, thảnh thơi, nhàn hạ:

“Ruộng đâu là chốn dân này Để khi gỏi rượu đến ngày nắng mưa

Ba sào trưa hãy còn nghỉ khỏe Toại tấc lòng già trẻ đều no”

(Hà Tiên thập cảnh) [72, tr. 394] với tâm lý thỏa mãn, tự hào của một người dựng nghiệp, có cơng xây dựng, mở mang kinh tế, văn hóa ở địa phương:

“Một tay vững đặt giang san Danh phong Kim Dữ, tước ban Lan Đào”

Tuần phủ Nguyễn Cư Trinh nhìn núi Long Đầu ở Quảng Ngãi mà liên tưởng đến câu “Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân” (Rồng bay trên trời, được thấy bậc đại nhân) trong Kinh Dịch, nhân đó bộc lộ mong muốn tơi hiền chúa sáng:

“Hỏi thử khi nào bay đặng nổi? Thấy tin người lớn thỏa lịng trơng.”

(Long Đầu hí thủy) [131, tr. 666] Nhìn thanh kiếm mà ước ao trị quốc an dân:

“Mỗi bạn nhân nghiêm hoành tái ngoại, Hồn đồng Cẩn Tín thượng ban đầu. Bàng nhân nhược vấn quy tang sự Thả đãi Đào Lâm phóng tận ngưu1”

(Thường theo cả hai mặt nhân và nghiêm, chắn ở ngồi ải, Lại cùng chức Cẩn Tín đứng ở đầu ban

Người ngoài nếu hỏi về việc trở về ẩn náu Hãy đợi Đào Lâm thả hết trâu đã)

(Kiếm) [131, tr. 655] Tương tự thế, nhiều tác giả Đàng Ngồi cũng ngợi ca sự thái hịa, cơng tích cai trị của các chúa Trịnh. Âm hưởng đó đặc biệt mạnh mẽ trong sáng tác của chúa tôi họ Trịnh – một sự tiếp nối “ngoạn mục” dòng văn chương cung đình đã từng phát triển dưới thời Hồng Đức. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng, mặc dù trong cụm thơ viết về phong vật đất nước của Trịnh Căn, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm… có những bài khá thành cơng, uy nghi, đĩnh đạc, nhưng căn bản vẫn khó sánh kịp lối thơ này thời Hồng Đức. Đáng chú ý là do bị chi phối bởi âm hưởng tụng ca nên nhiều bài mang sắc thái tô hồng hiện thực. Chẳng hạn, Ngã ba Hạc phú của Nguyễn Bá Lân khi ghi lại cảnh ngã ba Hạc vừa xinh vừa lạ ở ngay vùng đất xưa của dân tộc, cũng đồng thời miêu tả một xã hội no đủ, thái bình, hịa lạc, khơng ai lầm than, đói khổ, cịn nhà vua thì n vị vững vàng trên ngơi báu:

“Nay mừng:

Vận mở tam dương Tộ yên chín vạc,

1

Tứ thơ xuất phát từ câu “Vũ thành nãi yển vũ tu văn, quy mã vu Hoa Sơn chi dương, phóng ngưu vu Đào Lâm chi dã” (Bèn dẹp việc võ, sửa việc văn, cho ngựa về sườn núi Hoa Sơn, thả trâu ở cánh đồng Đào Lâm) trong Kinh Thư, ý chỉ

Trên lọ phải vén quần vua Tống, gia sức anh quyền; Dưới cũng vui vỗ bụng trời Nghiêu, xướng ca canh tạc”

[131, tr. 534 - 535] Điều này trái với lời lẽ của chính ơng trong bài Khải dâng lên chúa Trịnh Sâm xin giải oan cho những người bị oan ức, khoan thứ cho những người bị thiếu thuế chồng chất: “để dân khỏi đau khổ… may ra có thể thu phục được lịng người mà báo đáp được tội lỗi mà trời quở trách”1

.

Do vậy, khác biệt cơ bản trong âm hưởng văn chương hai Đàng, đó là: Đàng Trong là một vùng đất mới, sự phát triển kinh tế đang có chiều hướng thuận lợi, năng động hơn; lại thêm việc khai khẩn các vùng đất mới, từ Thuận Quảng vào Nam cho đến tận Hà Tiên, và việc mở rộng giao thương với nước ngoài, tạo ra một lề lối hoạt động kinh tế và phát triển xã hội có nhiều khía cạnh cởi mở và tích cực hơn so với Đàng Ngoài; niềm tự hào, sự lạc quan, tin tưởng là trạng thái có thực trong tâm thế của văn nhân nơi đây. Trái ngược với Đàng Ngồi, kinh tế khó khăn, chiến tranh, đói kém, loạn lạc, chính quyền suy yếu, lại thêm cái thực tế rành rành đã có ngơi vua cịn thêm phủ chúa… nên “vận mở tam dương, tộ yên chín vạc” thực chất chỉ là một cách tô hồng hiện thực theo quan điểm chính thống của giai cấp thống trị, thậm chí có phần khoa trương, tự đắc (như cách nói của Trịnh Căn: “Đức ví giang hà nhuần chốn chốn/ Công tày nhật nguyệt sáng đời đời” [131, tr. 113], “Nhờ phúc trùng trùng so địa hậu/ Tưởng ơn dặc dặc sánh thiên trường” [131, tr. 109]). Tất nhiên, không thể phủ nhận đây là một xu thế gần như hiển nhiên của mọi nền văn học. Bởi bất kỳ một chế độ độc tài, chuyên chế nào, đến một thời điểm nhất định, khi đã tìm được cảm giác yên ổn về “hồng đồ”, “thịnh thế”, thì đều tất yếu xuất hiện bộ phận văn chương tụng ca. Bộ phận này sống rất dai, thậm chí đến “thớ lợ”, và sinh ra sáo ngữ, ra việc “tô hồng” thực tại. Một bộ phận văn chương Đàng Ngồi thời kỳ đó trở nên kém chân thực, một phần vì lý do đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)