1 Xem thêm: Nguyễn Văn Sâm (974), Văn học Nam Hà (văn học xứ Đàng Trong), NXB Lửa thiêng, Sài Gòn, tr 3 8.
4.1.3. Gia Định tam gia và trung tâm văn học Gia Định
Kể từ sau khi tập đoàn chúa Nguyễn chạy vào Gia Định, đặc biệt sau sự kiện Nguyễn Ánh giành quyền kiểm soát ở khu vực này, song song với quá trình hình thành trung tâm chính trị - quân sự của chính quyền Nguyễn Ánh, Gia Định nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của cả vùng châu thổ sơng Cửu Long, đồng thời cũng là trung tâm văn học thừa hưởng được nhiều nhất những thành tựu của hai trăm năm văn học viết Đàng Trong.
Văn học Đàng Trong nói chung, ngay từ những ngày đầu hình thành, đã hồ hởi một tinh thần nhập cuộc. Nhưng nếu như Tư Dung vãn của Đào Duy Từ trong khi bày tỏ quan niệm về lẽ “xuất xử, hành tàng” của kẻ sĩ theo tinh thần chính thống Nho gia cũng đồng thời nêu quan điểm về “xuất thế” để giữ mình trong sạch và tránh phiền lụy thì sáng tác của Gia Định tam gia nói riêng và tất cả các danh sĩ Gia Định nói chung, trước sau ln trong một tâm thế hăm hở nhập cuộc, thiết tha hành động như thế. Họ ngợi ca “thành vàng Gia Định”, biết ơn “vua thánh” bởi cơ nghiệp đó và nguyện “dốc lịng đem thân giúp nước”, “đem hết lịng son báo thánh hồng” (Ngô Nhơn Tịnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đơng thủy trình
vãng Quảng Tây, họa Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận - XXIX) [138, tr.
68]. Ngay cả Ngô Nhơn Tịnh, dù từng có lúc coi việc “thu tay trong tay áo giữ mình thảnh thơi” [2, tr. 92] như một lối sống tốt nhất, cũng vẫn luôn tâm niệm rằng “niềm quân thần vẫn trọng”. Lý tưởng giúp nước lo đời ấy của Nho giáo đã được các trí thức Gia Định nhất hóa với việc phục vụ cho chính quyền Nguyễn Ánh, bởi theo họ sự nghiệp mở mang và xây dựng đất nước của nhà Nguyễn từ trước tới nay là do ý trời đất trao gửi, còn lực lượng Tây Sơn chỉ là kẻ “loạn thần” (Đề Lễ công từ - Lâm Tấn). Ngay như nhà nho Võ Trường Toản, từ chối chốn quan trường nhưng luôn ca ngợi các trung thần đã “xả sinh thủ nghĩa” và tích cực ủng hộ tinh thần hành đạo. Trên tinh thần đó, nhiều bài thơ, văn tế được viết ra để tưởng nhớ, tiếc thương sự hy sinh của quân sĩ nhà Nguyễn trong những trận chiến với Tây Sơn (Văn tế tướng sĩ
trận vong - Nguyễn Văn Thành), hay ca ngợi sự tuẫn tiết vì trung nghĩa của các bậc
công thần nhà Nguyễn (Khóc Võ Tánh - Công chúa Ngọc Du, Văn tế phò mã chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ Thượng thư Ngô Tùng Châu - Đặng Đức Siêu, Vô đề, Võ hậu quân hỏa - Trịnh Hồi Đức, Ngơ Lễ bộ tửu - Lê Quang Định...). Điều
này hoàn toàn trái ngược với sắc thái ảm đạm trong thơ văn của đám bầy tôi “vong mệnh” và một số nhà nho Bắc Hà lúc ấy, cũng chống Tây Sơn nhưng đang bơ vơ nuối tiếc Lê triều (Bắc sở tự tình phú - Lê Quýnh, Tự thuật - Trần Danh Án, Giang đình hữu cảm - Nguyễn Du...); hay cái nét hoài nghi chán nản trong thơ văn của
một số nhà nho Bắc Hà cộng tác với Tây Sơn, nhưng vì đã chứng kiến qua nhiều lần thay bậc đổi ngôi nên luôn dự cảm về một tương lai không sáng sủa của triều đại Tây Sơn kể từ sau khi Quang Trung chẳng may “nửa đường đứt gánh” (Thu phụng
quốc tang cảm thuật - Phan Huy Ích, Thứ minh huynh Phan hầu chỉ tác - Đoàn Nguyễn Tuấn, Đăng Hoàng Hạc lâu phú - Ngơ Thì Nhậm...). Vì vậy, có thể nói rằng, trong các tác phẩm của Gia Định thời kỳ này có cái “tâm trạng lạc quan và thái độ nhập cuộc của tầng lớp trí thức ý thức được vai trị xã hội của mình và sẵn sàng chờ ngày được đại dụng” [138, tr. 67].
Là các văn thần của triều đình, hơn nữa là những người đóng góp nhiều cơng sức thiết thực cho công cuộc xây dựng xã hội của triều Nguyễn, Gia Định tam gia luôn tâm niệm về trung quân, hành đạo và hướng tới cuộc sống của nhân dân. Hơi thở của cuộc sống mới tràn đầy sinh sắc trong tác phẩm của các ông. Tiếp nối mạch văn của những thế hệ đi mở cõi (được bắt đầu từ sĩ phu Bắc Hà như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Hào đến chinh phục đất mới), có sự hịa đồng tâm hồn, trí tuệ với thổ
ngơi, thiên nhiên, con người nơi đất mới, rồi từ huyết quản mình đã viết ra dòng văn Việt mang sắc thái phương Nam, Chiêu Anh các đã khiến cho mạch văn ấy được mở rộng hơn và đến lượt mình, Gia Định tam gia lại phát triển lên một bước mới. Nếu như trong Hà Tiên thập vịnh của Chiêu Anh các, yếu tố thiên nhiên còn lấn át hình ảnh con người, thì các bài thơ trong Cấn Trai thi tập, Hoa Nguyên thi thảo, Thập Anh đường thi tập, bóng dáng của con người đã hiện ra như một hình tượng
nghệ thuật chủ đạo. Gia Định tam thập cảnh, phân Bội Văn Vận Phủ vận (Ba mươi cảnh Gia Định chia làm theo vần trong sách Bội Văn Vận Phủ) của Trịnh Hoài Đức với Lộc Động tiều ca, Ngư Tân sơn thị, Tiên phố giang thôn, Trấn Định xuân canh... đã hướng đến con người và cuộc sống một cách có ý thức, và khó có thể phủ nhận rằng sự gắn bó ấy sâu sắc hơn so với các sáng tác của Chiêu Anh các.
Trên phương diện nghệ thuật, tâm lý hành động nhuốm đậm màu sắc thực tiễn ấy cũng chi phối phong cách sáng tạo của các tác giả văn học Hán Nôm ở địa phương mà ánh phản của nó chính là cái phong cách cứng cỏi mà phóng khống trong truyền thống nghệ thuật của bộ phận văn học này. Trịnh Hoài Đức viết thơ thương tiếc cho sự hi sinh vì nghĩa của Võ Tánh và Ngơ Tịng Châu nhưng ơng khơng coi việc đó là “lấy thơ mà kêu khóc”, mà là “nhân khóc các ông nên lấy thơ ghi lại tiết lớn của các danh thần như thế thôi” [2, tr. 95]. Về sau này, viết lời tựa cho tập Minh Bột di ngư của Mạc Thiên Tích, ơng nói rằng việc in sách “khơng phải vì muốn thỏa mãn bịnh mê thi họa của kẻ viết mấy hàng này” mà nhằm mục đích “khiến đồn hậu tấn cịn nhớ tới ngài luôn” [192, tr. 12].
Tuy là vùng đất “mở”, có thể sẵn sàng tiếp nhận những yếu tố văn hóa có nguồn gốc khác nhau nhưng về cơ bản, Gia Định vẫn xây dựng cho mình một “vốn liếng” văn hóa chủ đạo trên cơ sở tiếp nhận Nho giáo như một ý thức hệ chính thống. Bên cạnh đó, sự tiếp cận với một bộ phận trí thức Thuận Quảng (như những quan lại, tướng lĩnh, quân sĩ người Thuận Quảng theo chúa Nguyễn Phước Thuần vào Nam, các nhà nho miền Trung di cư để tránh chiến tranh, “Đặng gia sử phái” từ Bình Thuận vào Nam mở trường học...) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các trí thức - nhà nho miền Nam “trưởng thành trong một khuôn mẫu truyền thống” [138, tr. 59]. Cần nhấn mạnh rằng đội ngũ trí thức - nhà nho cũng đồng thời là lực lượng sáng tác chủ đạo của văn học phương Nam thời kỳ này, nên cái việc cùng hướng về “một khuôn mẫu truyền thống” này sẽ tạo ra khơng ít thuận lợi để đồng quy vào với Phú
Xuân rồi trên cơ sở đó và sau này, vào với Thăng Long. Mặt khác, sự phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh cuối thế kỷ XVIII (cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh) khiến văn học Hán Nơm ở Gia Định nhìn chung vẫn chưa kế thừa được thành tựu của văn học viết tồn dân tộc, vì cho tới năm 1802, các tác giả văn học Hán Nôm ở địa phương mới chỉ được tiếp xúc trực tiếp chủ yếu với các tác phẩm văn học viết ở Đàng Trong và phần nào đó các tác phẩm văn học viết Trung Quốc từ Hoa Nam đưa đến. Đó cũng là điều kiện cho sự manh nha một kiểu thức “hội tụ” đặc biệt trong con đường phát triển của văn học Hán Nôm ở địa phương. Điển hình như trường hợp Trịnh Hồi Đức, từng đọc nhiều tác phẩm và chịu ảnh hưởng của Mạc Thiên Tích - Chiêu Anh các ở Hà Tiên; lại được học tập kinh nghiệm sáng tác nơi Đặng Đức Thuật từ Bình Thuận vào; rồi sau đó có dịp xướng họa với Đặng Trần Thường từ Đàng Ngoài vào; và cuối cùng là sáng tác ba mươi bài Gia Định tam thập cảnh theo quy định về vần trong Bội văn vận phủ của Trung Hoa. Trong ý nghĩa tích cực của nó, có thể thừa nhận kiểu thức hội tụ này đã góp phần giúp văn học Hán Nôm ở Gia Định khắc phục được một phần những hạn chế do điều kiện lịch sử đem lại để đảm nhiệm chức năng của một trung tâm.
Một dấu ấn đặc biệt nơi nhiều thế hệ tác giả văn học Hán Nôm ở Gia Định cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là phong thái “tài hoa, phong vận” bởi khả năng hiểu biết và hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Dường như các nhà nho Gia Định giai đoạn này không chỉ giới hạn hiểu biết và hoạt động nghệ thuật của mình trong phạm vi sáng tác văn chương. Trong nỗi nhớ nhung của Ngô Nhơn Tịnh, Trịnh Hồi Đức có lần hiện ra với thái độ của một người đánh đàn say mê tiếng nhạc: “Minh cầm khanh thức thú/ Giáo ngã mạn lao thanh” (Vặn phím so dây anh thấy thú/ Bảo tôi chớ sợ tiếng ồn ào) (Ức hữu đắc cầm kỳ thi họa tứ vịnh - Cầm); hay với ý tứ chân thành qua bức tranh vẽ cây mai trước sân tặng bạn: “Khứ niên khanh họa tặng/ Chúc ngã chiếm xn khơi” (Cịn nhớ năm nào anh vẽ tặng/ Chúc tôi cũng chiếm bảng đầu xuân) (Ức hữu đắc cầm kỳ thi họa tứ vịnh - Họa). Tương tự, trong bài thơ tiếc thương của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định từng hiện ra như một họa sĩ có tài: “Ngự bình đồ họa ức Vương Duy” (Bùi ngùi tranh vẽ nhớ Vương Duy) (Khốc Hộ bộ Thượng thư Mẫn Chính hầu Lê Quang Định). Cũng có thể đọc thấy điều đó trong những bài thơ Đối cầm (Trước đàn) của Ngô Nhơn Tịnh, Vị đề Tương Âm Lục Tri huyện mai cúc phiến diện (Đề trên lá quạt mặt mai mặt cúc cho
ông họ Lục, Tri huyện Tương Âm), Đề Hán Dương Tri phủ Kỷ Hương “Tùng hạ
ngư ông” đồ (Đề bức tranh “Ngư ông dưới cây tùng” của ông Kỷ Hương, Tri phủ
Hán Dương) của Trịnh Hoài Đức, Đề “Mỹ nhân dao lỗ” đồ (Đề bức tranh “Mỹ nhân múa khiên”), Tiêu Tương chu hành tạp vịnh tứ thủ - Kỳ nhị: Triêu Họa hứng (Bốn bài tạp vịnh khi đi thuyền qua Tiêu Tương – Bài II: Buổi sáng vẽ, cảm hứng) của Lê Quang Định... Trong nguyên chú bài Ngô hạ nhị mỹ nhân đồ (1802), Trịnh Hoài Đức từng ghi lại rằng các sĩ phu Trung Hoa đua nhau đón đường xin thơ vịnh tranh đề quạt hay bức vẽ, câu đối... của các nhà thơ - nghệ sĩ Đồng Nai. Mấy chục năm sau (1845), Trương Hảo Hiệp, trong bài nguyên chú Đồ trung thư sự cũng ghi rằng dọc đường những nơi sứ bộ đi qua, có nhiều quan lại học trò người Trung Quốc đón đường xin thơ và tranh, khơng ngày nào vắng [138, tr. 76]. Qua đó cho thấy một nét độc đáo trong phong cách hoạt động nghệ thuật – sáng tạo và thưởng thức của văn chương phương Nam.
Gia Định tam gia là tên gọi người đời dành để tôn xưng ba nhà thơ Trịnh Hồi Đức - Ngơ Nhơn Tịnh - Lê Quang Định. Họ được chọn làm đại diện cho văn chương Gia Định cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX không chỉ bởi họ viết nhiều về Gia Định mà quan trọng là bởi thơ văn của họ đã quy tụ, lưu giữ được tồn bộ sinh khí, thần sắc của đất và người Gia Định thuở ấy; bởi những sáng tác của họ không chỉ nối tiếp dòng chảy văn chương đã được các nhân sĩ trước đó khơi nguồn mà còn phát triển theo một khuynh hướng mới, mang phong cách riêng, đóng góp lớn lao cho văn học phương Nam trong tiến trình tạo dựng một truyền thống địa phương. Trịnh Hồi Đức được tơn xưng là “nhà văn hóa lớn nhất miền Nam” [41, tr. 5], “vừa là người mở đầu vừa là người xuất sắc nhất” cho văn học Hán Nôm Gia Định - Đồng Nai [41, tr. 67]. Lê Quang Định không chỉ giỏi thơ văn, mà cịn nổi tiếng có tài vẽ đẹp, viết chữ đẹp. Ngô Nhơn Tịnh được Nguyễn Du ví như Đường Tống bát đại gia: “Bát đại kỳ văn hoa lưỡng quốc” (Văn chương ông hay như của tám nhà văn lớn thời Đường Tống làm đẹp cho cả hai nước) [41, tr. 370 - 371].
Cần phải nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, phần đông danh sĩ Gia Định - Đồng Nai nói chung, đều là những danh thần thời thịnh Nguyễn. Không chỉ sự nghiệp kinh bang tế thế mà cả sự nghiệp văn chương của họ, cũng hầu hết được định hình sau thời gian 1802. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đều được sinh ra, lớn
lên, học tập, trưởng thành và hình thành thế giới quan, nhân sinh quan từ thời kỳ Đàng Trong và hiển nhiên, đều đã tham gia tích cực vào quá trình tạo dựng một truyền thống địa phương trong phong cách sáng tác và thưởng thức văn học như chúng tơi đã trình bày ở trên. Gia Định tam gia cũng không là ngoại lệ. Cho đến nay, trừ trường hợp Trịnh Hồi Đức có thể xác định rõ những tác phẩm sáng tác vào thời kỳ Đàng Trong1, còn những thi phẩm trong cả đời thơ Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh đều không được ghi rõ về thời gian, vậy nên chỉ có thể căn cứ vào nội dung bài thơ mà đoán định những tác phẩm từ 1802 trở về trước. Tuy nhiên, điều này cơ bản không ảnh hưởng đến việc xác định phong cách cá nhân tác giả. Đáng chú ý là, tuy rằng mỗi người đều định hình cho mình một dấu ấn riêng, nhưng phải đến khi nhóm họp lại trong một danh xưng “Gia Định tam gia”, thì vai trị của họ đối với văn học vùng mới càng được khẳng định và trở nên nổi bật. Sáng tác của họ đặt cạnh nhau, “mỗi người một vẻ”, trở thành điểm tựa, soi sáng lẫn nhau. Trịnh Hoài Đức nổi bật bởi “vốn kinh lịch chất ngất” lại càng trở nên nổi bật khi đặt cạnh một Lê Quang Định “có tài của những bậc lãng tử vui thú yên hà” và một Ngô Nhơn Tịnh “thẳm sâu một tấm lòng ưu ái” [41, tr. 16]. Họ không chỉ là những nhà thơ - nhà văn lớn mà còn là “niềm tự hào” của cả một vùng đất, là “ba nhà thơ tài danh nhất” trong vòng năm mươi năm cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX ở Nam Bộ.