1 Chữ dùng của Nguyễn Văn Hầu trong sách Văn học miền Nam lục tỉnh, Tập 2, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 202, tr 6.
3.1.1. Từ đầu thế kỷ XVII đến năm
Quan sát tiến trình văn học Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII, có thể thấy, từ đầu thế kỷ cho đến năm 1672 - năm diễn ra trận đánh thảm khốc ở lũy Trấn Ninh, khởi đầu cho thời kỳ hưu chiến kéo dài của quân lực hai Đàng, lực lượng tác giả văn học Đàng Trong căn bản vẫn cịn ít và thuần nhất. Đa phần họ đều là những trí thức - nhà nho có nguồn gốc xuất thân và sinh trưởng ở Bắc Hà, nhưng lựa chọn con đường vào Nam phụng sự chính quyền chúa Nguyễn, tiêu biểu như: Đào Duy Từ (1572 - 1634, Thanh Hóa), Nguyễn Hữu Dật (1604 - 1681, Thanh Hóa). Nếu như việc sinh trưởng ở đất Bắc hứa hẹn hun đúc cho các tác giả vốn văn hóa - văn học truyền thống, đặc điểm sẽ làm nên những ưu thế nổi trội trong các sáng tác thành danh ở thời kỳ đầu của văn học Đàng Trong so với giai đoạn trước đó (nhìn từ phía tác động khách quan), thì sự lựa chọn con đường khng phị họ Nguyễn lại hồn tồn mang tính chất chủ quan. Sự lựa chọn ấy, không đơn thuần chỉ do hoàn cảnh xơ đẩy (như Đào Duy Từ vì khơng được đại dụng ở Đàng Ngồi bởi xuất thân con nhà ca xướng hèn kém) mà còn là kết quả của một tiến trình suy ngẫm và định
hướng sáng suốt với hoài bão tế thế kinh bang, muốn khẳng định thực tài giữa thời cuộc. Cả cuộc đời Đào Duy Từ “chỉ một niềm căng cắng đem hết tâm sức giúp rập chúa thượng (chúa Nguyễn Phước Nguyên - T.T.T) thu phục trung nguyên, diệt trừ nghịch tặc họ Trịnh, khỏi cho vua Lê nhức nhối lo âu, trăm họ khỏi cảnh nước lửa khốn cực” [16, tr. 191 - 192]. Nguyễn Hữu Dật “một chí báo đền ơn nước, những mong giúp cơ đồ Nguyễn chúa, trừ đảng Trịnh, phù tá Lê triều, kéo sinh linh khỏi cảnh lầm than, cứu trăm họ thốt hàm sói hổ” [16, tr. 606]. Nhìn lại lịch sử Việt Nam, có thể thấy từ Trình Quốc cơng Nguyễn Bỉnh Khiêm của nhà Mạc tới Hoằng Quốc công Đào Duy Từ, Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật… của họ Nguyễn cát cứ, giới trí thức đã “tiến một bước dài” trong nhận thức và thái độ ứng xử chính trị. Tập qn coi vương triều là nước khơng cịn sức ảnh hưởng. Chính quyền, đơn giản chỉ là phương tiện để họ thi thố tài năng, tế thế kinh bang. Vì thế, lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia Đại Việt tồn tại đồng thời cả ba chính thể: triều đình của vua Lê, phủ chúa của họ Trịnh ở Đàng Ngoài, và phủ chúa của Nguyễn tộc ở Đàng Trong. Kẻ sĩ, tùy theo lựa chọn chính trị và lập trường tư tưởng của mình mà chọn chủ để thờ, và trong trường hợp nào cũng có thể được coi là “lương đống”, “tơi trung”.
Điều đáng nói là với Đàng Trong, đặc biệt ở thời kỳ đầu, thái độ nhập cuộc hồ hởi đó của giới trí thức đã thổi một luồng sinh khí trẻ trung, năng động vào trong văn học. Sự chuyển tiếp và dần dần hội nhập từ vùng văn học giàu truyền thống Đàng Ngoài vào Đàng Trong từng bước được thể nghiệm thông qua sáng tác của Đào Duy Từ. Tuy khơng có một văn nghiệp đồ sộ như sự nghiệp nhất thống xa thư, nhưng chỉ với hai tác phẩm Ngọa Long cương vãn và Tư Dung vãn (sáng tác trước năm 1627), trong bối cảnh khuyết thiếu, im lìm của văn học Đàng Trong suốt mấy thế kỷ (từ khi người Việt tiến về phương Nam), Đào Duy Từ xứng đáng được tôn vinh là người “khơi nguồn, dẫn lối” [131, tr. 35], “thiết lập bước hoạch định quan trọng cho vùng văn học Đàng Trong” [66, tr. 52].
Ngoài hai tác phẩm mở đầu kể trên của Đào Duy Từ, số tác phẩm thời kỳ này được biết tới cũng không nhiều, như Hoa Vân Cáo Thị của Nguyễn Hữu Dật,
các bài Trấn Ninh trận phú, Văn khao tế quân Nam chết trận Trấn Ninh, Văn ủy tế
quân Bắc chết trận Trấn Ninh chưa rõ tác giả, cùng một số tác phẩm khác được Nguyễn Khoa Chiêm chép lại trong Nam triều cơng nghiệp diễn chí hồn thành đầu thế kỷ XVIII với lời giới thiệu chung chung “Người đương thời có thơ rằng…”,
trong đó có những tác phẩm như Hoa Vân Cáo Thị có lẽ vĩnh viễn khơng tìm lại được. Hầu hết những sáng tác này đều liên quan đến chủ đề chiến trận, với hình tượng nổi bật là kẻ sĩ tiết tháo, xung thành hãm trận, kẻ sĩ đợi thời, khao khát gặp minh chúa để thi thố tài năng. Điều này phản ánh sự hô ứng của văn học với diễn trình lịch sử quan trọng nhất ở Đàng Trong lúc ấy: diễn trình xây dựng lực lượng theo hướng ly khai và đối lập với chính quyền Lê – Trịnh của tập đoàn phong kiến Đàng Trong.