Xã hội thị dân: tiền đề cho sức trẻ của văn học Đàng Trong

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc (Trang 51 - 56)

1 Chữ dùng của Nguyễn Văn Hầu trong sách Văn học miền Nam lục tỉnh, Tập 2, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 202, tr 6.

2.3. Xã hội thị dân: tiền đề cho sức trẻ của văn học Đàng Trong

Có thể nói, xu hướng vượt thoát ra khỏi xã hội nông nghiệp - nông thôn - nông dân để hướng đến xã hội thương nghiệp - đô thị - thị dân là một động thái xã

hội quan trọng có tác động rất mạnh tới văn học Đàng Trong mà kết quả trực tiếp là sự ra đời sớm của loại truyện Nôm bác học đậm sắc thái dục tình. Trong khi Đàng Ngồi vẫn phát triển nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp lâu đời - một trong những nguyên nhân hình thành lối tư duy khép kín, giáo điều, ít cởi mở, thì Thuận - Quảng thế kỷ XVI rồi Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII lại có một nền sản xuất vật chất khá cởi mở. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn, từ năm 1572, sau khi Nguyễn Hoàng giết chết được tướng Mạc là Lập Bạo, giữ được sự ổn định chính trị ở Thuận Quảng thì dần dà nhưng nhanh chóng và liên tục, thuyền bn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá. Qua thế kỷ XVII, Hội An khơng cịn đơn thuần là một thương cảng xuất nhập khẩu nữa mà đã trở thành điểm giao dịch của thương nhân nước ngoài và nơi quá cảnh của hàng hóa ngoại quốc. Đặc biệt, với việc tiếp nhận các di thần phản Thanh phục Minh gốc Hoa Nam từ cuối thế kỷ XVII tới tỵ nạn chính trị, những người Việt trên con đường tiến vào phương Nam đã có thêm trợ thủ đắc lực là người Hoa với truyền thống hải hành và kinh nghiệm bn bán lâu đời. Từ nhóm Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch vào Biên Hòa, Mỹ Tho vỡ đất hoang, lập phố xá, thu hút đông đảo thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Đông Nam Á và phương Tây tới buôn bán ở Biên Hòa, Mỹ Tho năm 1679 đến nhóm Mạc Cửu vào khai phá khu vực Hà Tiên, “dựa vào núi chạy theo bờ biển, có thể tụ họp bn bán làm giàu” rồi đem đất này về quy phục chúa Nguyễn năm 1708, những người Hoa phản Thanh phục Minh tới Đàng Trong tỵ nạn chính trị thế kỷ XVII – XVIII đã nhanh chóng phát huy được sở trường kinh tế của mình trên vùng đất giàu tiềm năng này, góp phần quan trọng vào việc lập nên ba đỉnh Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên của tam giác Việt Nam trên đồng bằng Nam Bộ. Mặt khác, một cách logic, chính sách thương nghiệp cởi mở của các chúa Nguyễn đã kích thích sự phát triển của kinh tế thương nghiệp, mà đặc biệt là ngoại thương ở Đàng Trong. Trước năm 1778, ngoài thương cảng Hội An, hệ thống hoạt động thương nghiệp của người Hoa ở Gia Định cũng phát triển khá nhanh về số lượng và phạm vi. Từ đầu thế kỷ XVIII, trấn Hà Tiên đã nổi tiếng trong thư tịch Trung Hoa với danh xưng “Cảng khẩu quốc”; còn Cù Lao Phố, Sài Gòn cũng đã trở thành những trung tâm thương nghiệp lớn, thu hút nhiều thương nhân nước ngồi,

trong đó có một số lớn tới từ Trung Hoa… Hệ quả là cuối thế kỷ XVIII, xuất hiện nhiều tác giả - nhà nho xuất thân từ gia đình thương nhân như Ngơ Nhơn Tịnh, Trịnh Hồi Đức, Huỳnh Ngọc Uẩn… Hoạt động thương nghiệp trở thành một bộ phận gắn bó với sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, tổ chức xã hội và bảo vệ tổ quốc của người dân trên nửa phần đất phía Nam đất nước, và trên đường hướng này cũng tác động mạnh mẽ tới cơ cấu xã hội ở địa phương. Nhiều đặc điểm thương nghiệp Trung Hoa đã được du nhập vào, đồng thời được cấu trúc lại trong bối cảnh Đàng Trong Việt Nam. Sinh hoạt thương nghiệp được phản ánh khá rõ nét trong văn học. Điển hình như trường hợp Hiển tơng Phước Châu, khi rung cảm trước cảnh chợ chiều ở Thuận Hóa, đã bộc lộ niềm tự hào khi nhất hóa chính sách tài chính vào với cơng nghiệp giáo hóa của chính quyền Đàng Trong: “Tiền đồng đổi chác tiện dân chúng/ Rượu trắng làm quen chuốc khách nhân/ Bn bán há khơng cân với đấu/ Cịn theo phong tục thuở xưa thuần” (Thuận Hóa vãn thị) [142, tr. 315]. Bến đò Hà Nhai trong con mắt Tuần phủ Quảng Ngãi Nguyễn Cư Trinh chủ yếu là nơi qua lại của người buôn bán: “Bữa bữa lâu đài chuông giục tối/ Chiều chiều thương mại khách đi qua” (Hà Nhai vãn độ) [142, tr. 315]… Có thể nói, phần đơng các tác giả văn học Đàng Trong từ năm 1773 trở đi ngày càng hòa nhập một cách tự nhiên vào xã hội thị dân, một sản phẩm của kinh tế thương nghiệp tiền tư bản ở Đàng Trong buổi ấy.

Cùng với sự phát triển của hoạt động thương nghiệp, các đơ thị lớn cũng hình thành, khơng chỉ là nơi giao thương mà còn là nơi lui tới của khách thập phương, trong đó đáng chú ý là con em của các bậc thế gia, các công tử - tiểu thư tìm nơi giải trí, thốt ra khỏi sự ràng buộc nghiêm ngặt và buồn tẻ của đời sống gia đình Nho phong. Đó cũng là nơi lui tới của các tao nhân mặc khách, có nhu cầu giao kết, nhu cầu tìm bạn, nhu cầu thể hiện mình trong quan hệ với những người “tri kỷ, tri âm”… Tuy không nhiều, nhưng cũng đủ để hình thành nên một xã hội thị dân, một môi trường kinh tế - văn hóa phi cổ truyền. Chính mơi trường văn hóa đơ thị ấy đã trở thành mảnh đất màu mỡ để những điều mới lạ được dịp nảy sinh; điển hình là “các loại hình tình cảm cá nhân dần dà tìm ra nơi thể hiện, những quan hệ phi chính thống từ âm mưu chính trị, phi vụ làm ăn đến các cuộc tình vụng trộm được tổ chức tiến hành” [185, tr. 69]. Và rõ ràng, cùng với sự xuất hiện của những tư tưởng mới, nhu cầu tâm lý mới, trong thời đại mới, ở hoàn cảnh và một vùng đất hoàn toàn mới, thị hiếu thẩm mỹ, mà cụ thể là nhu cầu thưởng thức văn chương của một bộ phận người

cũng thay đổi. Văn chương, theo đó cũng phải hướng đến những động thái tâm hồn của con người, thỏa mãn những trạng huống cá nhân. Mặt khác, dù rằng ở Đàng Trong lúc này chưa phải là thời điểm loại hình nhà nho tài tử - những tác giả xuất chúng làm nên sức sống của thể tài truyện Nôm tài tử giai nhân - xuất hiện rầm rộ, nhưng những sắc thái tư tưởng, tình cảm “phi cổ truyền” đã manh nha trong tâm thức của khơng ít nhà nho hiện thời. Sự “giải phóng” về mặt tư tưởng Nho gia kết hợp với không khí thị dân phóng khống của thời đại đã đem lại cơ hội phát triển và sức sống cho loại truyện tình u (thậm chí tình dục). Điều này lý giải vì sao Nguyễn Hữu Hào – tác giả của Song Tinh Bất Dạ, truyện Nôm bác học đầu tiên và gần như là “hy hữu” của văn học viết trung đại Việt Nam trong việc miêu tả một cách táo bạo và sống động chuyện phòng the - tuy chưa hội tụ đầy đủ những tố chất của một nhà nho tài tử song truyện Nôm của ông vẫn mang những nét đẹp, những đặc điểm, thậm chí là sự trội vượt về mặt khắc họa tính cách, tình cảm của nhân vật, đặc biệt là sự phong phú, táo bạo của yếu tố sắc dục so với những truyện Nôm tài tử - giai nhân sau này.

Theo Cao Tự Thanh, cịn có thể nhìn thấy tác động của kinh tế thương nghiệp tới văn học Đàng Trong trên nhiều khía cạnh khác, chẳng hạn sự giao lưu mạnh mẽ giữa Đàng Trong với Hoa Nam đã góp phần dẫn tới việc hình thành Tao đàn Chiêu Anh các, trong đó phần lớn thành viên là người Trung Hoa. Hay tuy hiện khơng thể tìm hiểu sự phổ biến của các tác phẩm văn chương ở Đàng Trong đương thời một cách hệ thống, nhưng những tư liệu còn lại đến nay cũng cho phép khẳng định rằng phần đông các tác giả Đàng Trong đều có ý thức tuyên truyền, phổ biến tác phẩm của mình. Năm 1714, Kính phi họ Nguyễn chết, Hiển tơng Nguyễn Phước Châu đã làm bốn bài thơ điệu vong viết trên vách đàn chay ở chùa Thiên Mụ, và về sự kiện khóc vợ cơng khai mà so với quan điểm chính thống là “rất ít tự trọng thân phận quân vương” này, ngay các sử thần Quốc sử quán nhà Nguyễn về sau cũng tán dương trong Đại Nam liệt truyện tiền biên: “Người ta tranh nhau truyền tụng thơ

của chúa, coi như một việc hay lạ ít có” [114, tr. 78]. Năm 1776, Lê Quý Đôn, Phạm Nguyễn Du vào Thuận Hóa đã đọc được không những Đạm Am tập của Nguyễn Cư Trinh, Chiến cổ Đường thi tập của Phạm Lam Anh, Phong trúc tập của Ngô Thế Lân mà cịn tìm được bản in Thụ Đức hiên tứ cảnh, Hà Tiên thập vịnh, Minh bột di ngư của Mạc Thiên Tích và tao đàn Chiêu Anh các…, cũng đủ cho

người ta một ý niệm về tình hình in ấn, phổ biến văn chương ở Đàng Trong đương thời. Đặc biệt, một số tác phẩm của Hiển tơng Phước Châu cịn lại được đến nay không phải trên sách vở thông thường, mà trên những tô đĩa bằng sứ trong dòng đồ gốm sứ Việt Nam đặt làm ở Trung Hoa, cũng là nét đáng chú ý trong hoạt động phổ biến và thưởng thức văn chương của người Việt thế kỷ XVIII ở Đàng Trong.

Tiểu kết:

Từ những phân tích trên, một lần nữa có thể khẳng định, văn học Đàng Trong đã phản ánh tương đối đầy đủ những động thái văn hóa đặc thù của vùng khi đó. Khác với xã hội Đàng Ngồi có một nền Nho học truyền thống lâu đời, Đàng Trong phát triển một mơ hình Nho giáo khơng thuần nhất, ở đó yếu tố đại chúng hóa lấn át yếu tố quan phương, tính phóng khống “nho mà khơng nho, khơng nho mà nho” trở nên phổ dụng, đã tác động đến đội ngũ tác giả, đặc biệt là về quan niệm sáng tác, phương thức lựa chọn chủ đề - đề tài, hình tượng trung tâm, thể loại, ngơn ngữ…, thúc đẩy văn chương phát triển theo xu thế tự nhiên, thuần phác. Việc không chuộng lối học từ chương cử nghiệp, tuy khiến xã hội Đàng Trong cả một thời gian dài khơng có các bậc đại khoa, nhưng lại mở đường cho văn quốc âm Đàng Trong phát triển, trên đường hướng thống nhất với văn mạch dân tộc, vì suy cho cùng, lực lượng sáng tác của Đàng Trong vẫn căn bản cùng một mục tiêu học nghiệp và truyền thống học phong với trí thức Đàng Ngoài. Mặt khác, sự đặc biệt về thành phần cư dân với lực lượng căn bản là những người lưu dân, binh sĩ, tội đồ… đã tạo nên một không gian sinh hoạt văn hóa – văn nghệ đặc biệt cho Đàng Trong, với sự phát triển trội vượt của những sáng tác bình dân thiên về nói và trình diễn. Dù rằng xã hội Đàng Ngồi khi đó cũng đã có nền ngoại thương tương đối phát triển, nhưng sự trì kéo của truyền thống với lối sống khép kín tự ngàn đời đã khiến dù là hoạt động kinh tế thương nghiệp hay không gian văn hóa đơ thị, đều khơng thể tạo nên sức sống ấn tượng như ở vùng đất mới Đàng Trong. Chính xã hội thị dân với các nhu cầu và năng lực của nó đã làm nên sự tươi mới và sức trẻ cho văn học Đàng Trong khi đó.

Chƣơng 3

Văn học Đàng Trong xét trong mối tƣơng quan với văn học Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII

Trong thế giới khách quan, khơng có sự vật nào lại tồn tại biệt lập mà khơng có liên hệ với bất kỳ sự vật nào khác. Do vậy, muốn hiểu về bản chất của một sự vật, khơng chỉ tìm hiểu duy nhất bản thân sự vật đó, mà cịn cần đặt nó trong mối quan hệ với các sự vật khác để quan sát và đánh giá.

Trên quỹ đạo tồn tại và vận động của lịch sử văn học, khơng có một vùng văn học, một thời đoạn văn học nào lại tồn tại biệt lập và “cơ độc”. Trong q trình tạo sinh và phát triển của một vùng văn học bất kỳ, sẽ có những mối quan hệ tương tác với các vùng văn học xung quanh nó – chí ít là những vùng văn học tiệm cận về không gian và thời gian. Theo đó, đặt một vùng văn học này trong mối liên hệ với một vùng văn học khác gần gũi với nó về không gian, tương đẳng với nó về thời gian, cùng có nhiều điểm chung về nguồn gốc, bối cảnh, lịch sử, thành phần, cùng chung một số hệ giá trị cơ bản... sẽ là một trong những cách hữu hiệu để hiểu sâu sắc hơn về đặc trưng, giá trị của vùng văn học đó.

Văn học Đàng Trong tồn tại trong một không gian và thời gian xác định: ở phương Nam nước Việt, vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII. Song hành với nó, cùng thời điểm ấy, cịn có vùng văn học Đàng Ngồi ở phía Bắc sông Gianh. Điểm chung của hai vùng văn học ấy là cùng chung một cội nguồn văn học Việt - hẳn nhiên sẽ hứa hẹn nhiều đặc điểm tương đồng. Điểm khác là: trong khi vùng văn học Đàng Trong, căn bản mới chỉ “thành hình” và bước đầu để lại dấu ấn từ sau khi Nguyễn Hồng chính thức rạch đơi sơn hà (về mặt chính trị) và Đào Duy Từ đặt nền móng “khai sơn phá thạch” (về sáng tác văn chương nghệ thuật), khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, thì vùng văn học Đàng Ngồi đã có mấy trăm năm kinh nghiệm trưởng thành. Chưa kể, hai vùng văn học, tạo sinh ở hai khơng gian văn hóa, tồn tại dưới hai thể chế chính trị - quyền lực khác nhau... có lẽ, sẽ khó tránh khỏi khác biệt. Thực tế đó gợi mở: có thể, đặt văn học Đàng Trong vào mối tương quan với văn học Đàng Ngoài sẽ giúp hiểu hơn về bản chất và bản sắc của văn học vùng. Từ đó, có thể nhìn nhận: có hay khơng sự thống nhất của văn học hai Đàng? Có hay khơng

sự dị biệt giữa hai nền văn học cũ - mới? Nếu dị biệt, thì có dẫn đến đối kháng, hay ngược lại, làm phong phú thêm cho nền văn học dân tộc?

Trước khi trả lời cho những câu hỏi đó, thiết tưởng nên nhìn lại lịch trình văn học Đàng Trong một thuở.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)