2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giớ
2.2.3. Một số hạn chế trong việc phát huy vai trị của văn hóa tộc người vùng cao đối với việc bảo đảm an ninh biên giới và nguyên nhân
người vùng cao đối với việc bảo đảm an ninh biên giới và nguyên nhân
2.2.3.1. Đời sống vật chất và tinh thần của các tộc người vùng cao còn thấp, sự chênh lệch khoảng cách phát triển còn lớn, dẫn đến việc vận dụng các yếu tố văn hóa chưa đạt được hiệu quả mong muốn
Một trong những phát minh quan trọng của triết học mác xít là quan điểm duy vật về lịch sử; theo đó, hoạt động sản xuất ra "các tư liệu sinh hoạt" (vật chất) có vai trị quyết định đối với mọi hình thái hoạt động khác trong xã hội; và đó là một quy luật tối quan trọng của lịch sử nhân loại.
Thường thì các quy luật xã hội thể hiện ra như là khuynh hướng chủ đạo, dẫn dắt sự phát triển lịch sử, hơn là dưới dạng "các mối liên hệ cơ giới" hay "nhân - quả" mà người ta có thể dễ dàng quan sát trong giới tự nhiên. Điều đó có nghĩa là, trong một không gian xã hội càng rộng, thời gian lịch sử càng dài, khuynh hướng đó mới bộc lộ rõ ràng trong con mắt chủ thể nhận thức. Có thể hình dung về quy luật xã hội như "sợi chỉ đỏ" của
tính tất yếu, tự vạch đường đi cho mình qua vơ số những ngẫu nhiên và thăng trầm lịch sử (Ăngghen).
Bởi vậy, xét trong một bối cảnh không gian và thời gian hạn chế, và trong những hoàn cảnh cụ thể và đặc biệt, "quy luật xã hội" có thể bị "khúc xạ", thậm chí bị phản ảnh sai lệch, khiến cho chủ thể nhận thức có thể suy diễn về một tính quy định theo chiều ngược lại, mà cụ thể là "ý thức quy định hành vi", "ý thức là động lực của lịch sử".
Việc tinh thần, ý thức có thể tác động xoay chuyển các sự kiện lịch sử là sự thật; tuy nhiên vấn đề là ở chỗ, nếu tuyệt đối hóa cái tinh thần; hoặc lạm dụng vượt ra khỏi bối cảnh lịch sử cho phép, hoặc kéo dài việc sử dụng nó khi cái cơ sở hiện thực nảy sinh ra nó đã chấm dứt - thì chắc chắn phải trả giá cho hành vi đi ngược lại quy luật. Những vụ bạo động gây bất ổn ở khu vực biên giới Tây Nguyên, Tây Bắc... trong thời gian qua đã báo hiệu rằng, trong tình hình mới hiện nay, cần thiết phải đánh giá lại các nguồn sức mạnh tạo nên "khối đại đoàn kết toàn dân tộc" của chúng ta.
Đúng là các yếu tố lịch sử, văn hóa (sự chia sẻ một lịch sử chung, một hệ giá trị tương đồng) là bộ phận không thể thiếu cấu thành nguồn sức mạnh gắn kết các tộc người trong lãnh thổ Việt Nam thành một khối thống nhất. Nhưng cũng cần phải nhận thấy rằng, bên cạnh sức mạnh của văn hóa, của lịch sử, trong giai đoạn từ 1945- 1975, có một sức mạnh trực tiếp và mạnh mẽ hơn, đã thúc đẩy đồn kết dân tộc, đó là: đồn kết để có thể tồn vong trước các kẻ thù đến từ bên ngoài.
Sau 1975, đất nước bước vào thời kỳ hịa bình, và nhất là khi đất nước thực hiện đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập vào đời sống quốc tế - thì sức mạnh bắt nguồn từ nhu cầu an ninh (được đề cập trước đó) đã suy giảm đi rất nhiều, vì trên thực tế, đã khơng cịn những thế lực trực tiếp và cụ thể đe dọa sự tồn vong của đất nước (của các cá nhân và cộng
đồng) như trước kia (mặc dù vẫn tồn tại những thế lực thù địch, gây diễn biến hịa bình...).
Trong một điều kiện mà hịa bình là một trạng thái ổn định, bền vững và kéo dài, thì dĩ nhiên, thay thế cho những động lực tinh thần trước đó như "truyền thống", "u nước", "hy sinh", "nghĩa tình đồng bào" và bằng các lợi ích vật chất đang vượt lên tuyến đầu trong việc chi phối sức gắn kết giữa các tộc người. Và xu thế này là hồn tồn phù hợp với tính quy luật đã được bàn đến ở phần trên.
Tuy nhiên, do quán tính của nhận thức, do q trình thực hiện chính sách chưa đạt được hiệu quả mong muốn (nguyên nhân chủ quan) và cả do tiềm lực kinh tế của đất nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện (nguyên nhân khách quan), mà hiện nay, đời sống của các tộc người vùng cao biên giới vẫn còn nằm ở mức khá thấp; và khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các cộng đồng vùng cao với những cộng đồng còn lại, đặc biệt là "các cộng đồng lúa nước" - ngày càng có nguy cơ dãn rộng.
Hầu hết khu vực sinh sống của các tộc người này thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, cư trú vùng núi cao; địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, núi đá, thường xảy ra lũ quét, lũ ống, lở đất. Khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt; đa số các làng, bản đều xa thị trấn, thị tứ và các trung tâm phát triển.
Dân số tăng nhanh, rừng bị suy giảm, đất đai ngày càng bị bạc màu dẫn đến sản xuất ở một số nơi tăng chậm, đời sống chậm được cải thiện, có nơi cịn suy giảm. Ví dụ như Cao Bằng, bình quân lương thực đầu người năm 1997 là 291,7kg, năm 1998 là 274kg hoặc Yên Bái nếu năm 1997 là 253,4kg thì năm 1998 là 240,2kg. Các tỉnh Tây Ngun cũng có tình trạng giảm như vậy [42].
Sự chênh lệch giữa các dân tộc và các vùng còn khoảng cách lớn. Như tỉnh Đăk Lăk, năm 1998, mức thu nhập bình quân đầu người tại khu vực I
(theo phân khu vực miền núi của Ủy ban Dân tộc) là 5.410.000đ trong khi thu nhập bình quân tại khu vực III chỉ được 1.430.000đ/người, chênh nhau tới 3,78 lần [42].
Trong điều kiện giao thơng cịn nhiều khó khăn, nhiều nơi làm ra sản phẩm, nhưng lại khơng có người mua. Do đó, khoảng cách có nguy cơ chênh lệch xa hơn nữa.
Chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khoẻ của đồng bào dân tộc còn rất thấp so với yêu cầu và so với đồng bằng. Phát triển giáo dục phổ thơng ở vùng cao cịn rất khó khăn. Học sinh lớn tuổi bỏ học nhiều, lớp 3 và lớp 4 rất ít học sinh; tỷ lệ mù chữ cao, có dân tộc, có vùng mù chữ và không biết tiếng phổ thông đến 80-90%. Mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào ở vùng sâu vùng xa còn rất thấp, một số tệ nạn xã hội như nghiện hút, cúng bái, mê tín, cịn tồn tại, và ở một số nơi, đang có chiều hướng tăng lên.
Cơ sở y tế xã cịn yếu, có nơi khơng có người làm việc hoặc có cán bộ y tế nhưng khơng có thuốc. Bệnh sốt rét vẫn cịn là mối đe doạ đến tính mạng của đồng bào, bệnh bướu cổ còn phổ biến ở nhiều vùng. Số bệnh nhân phong và lao còn lớn, nhất là ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt có xóm, làng 40% người mắc bệnh này. Đại bộ phận vùng dân tộc thiểu số thiếu nước sạch, đặc biệt một số vùng thiếu cả nguồn nước vì đã khơng cịn nguồn sinh thuỷ là rừng như Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Lục Khu, Hà Quảng (Cao Bằng)...
Cơ cấu dân số ở một số tỉnh miền núi đang thay đổi; chẳng hạn như ở Tây Nguyên sau năm 1975, quá trình di cư từ "miền xuôi" lên "miền ngược" trước sức ép kinh tế đã khiến các khu vực vốn trước kia có các tộc người thiểu số sinh sống là chủ yếu, thì ngày nay người Kinh đã chiếm đa số. Tình hình này đã làm giảm số lượng người của các tộc người vùng cao trong cơ cấu chính quyền địa phương (theo khu vực hành chính). Nếu khơng có biện pháp
xử lý thỏa đáng, cộng với việc thu hẹp qũy đất canh tác tính trên đầu người, sẽ dẫn đến nguy cơ bất ổn.
2.2.3.2. Tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định an ninh biên giới đất liền Việt Nam
Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với ba nước là Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia với tổng cộng chiều dài khoảng 4.610 km (trong đó với Trung Quốc là 1.406 km, với Lào là 2.067 km, với Campuchia là 1.137 km). Phía Bắc giáp nước Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa, phía Tây giáp nước Cộng hồ Dân chủ nhân dân Lào, phía Tây Nam giáp Vương quốc Campuchia.
Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam đi qua 25 tỉnh biên giới: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nơng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang [103, tr.15].
Phần lớn tuyến biên giới trên đất liền là chạy qua các vùng cao - nơi có các tộc người thiểu số sinh sống. Các tuyến biên giới vùng cao thường là nơi có địa hình hiểm trở, phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn, khiến cơng việc quản lý khơng hề dễ dàng.
Có thể phân tích những bất ổn tiềm ẩn hiện nay theo ba phương diện của an ninh biên giới như dưới đây:
- Phương diện chính trị - pháp lý của An ninh biên giới
Tuyến biên giới phía Bắc về cơ bản đã được phân định và đang tiếp tục quá trình hồn thành cắm mốc. Tuy nhiên, khơng phải vì thế mà tính phức tạp giảm bớt.
Tại những khu vực chưa đặt mốc, vẫn xảy ra tình trạng xâm canh từ phía bên kia, dưới sự hậu thuẫn của của các lực lượng vũ trang. Cùng với việc
lấn chiếm, các hoạt động tình báo, gián điệp, thâm nhập vũ trang vào khu vực biên giới nước ta vẫn ngấm ngầm diễn ra.
Các thế lực bên kia biên giới đã lợi dụng các yếu tố văn hóa tộc người để xâm lấn đất đai, di chuyển cột mốc... xâm canh xâm cư; cụ thể như: Khuyến khích người dân phía bên kia mang mồ mả sang phía ta chơn cất; lợi dụng quan hệ dịng tộc giữa cư dân hai bên để chạy sang ta lấn chiếm đất đai canh tác và định cư lại.
Các thủ đoạn như, xây dựng các tổ chức phản động lưu vong, tuyên truyền, lôi kéo sang biên kia biên giới, đào tạo huấn luyện quay trở lại phá hoại an ninh; móc nối, mua chuộc các cán bộ cơ sở của chúng ta ở vùng cao; phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền cùng với các hàng hóa để phân hóa "ý thức hướng tâm" của các tộc người vùng cao - vẫn còn tiếp diễn.
Tại tuyến biên giới Việt - Lào...cũng xảy ra một số tình huống như: Một số lực lượng phản động lưu vong đã móc nối với phản động Lào (phỉ) xâm nhập biên giới, tạo dựng cơ sở trong cộng đồng người H'mông nhằm phá hoại hệ thống chính trị của chúng ta tại địa phương; lợi dụng địa hình hiểm trở để buôn lậu và trồng trọt cũng như vận chuyển thuốc phiện.
Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia gặp phải tình huống bị tác động
bởi các thế lực đế quốc giấu mặt, các thế lực cực đoan tại Campuchia, làm cho vấn đề phân định ranh giới trở nên phức tạp thêm.
- Phương diện kinh tế - xã hội của an ninh biên giới
Biên giới vùng cao là nơi tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên như: rừng, lâm sản, khoáng sản quý hiếm...chưa được khai thác. Nếu trước đây, do đường xá khó khăn, khoa học - kỹ thuật kém phát triển, nên khó khăn trong việc khai thác; thì ngày nay, với cơ chế thị trường, những vùng đất như vậy đang hấp dẫn các hoạt động khai thác trái phép - dẫn đến sự hủy hoại mơi trường sinh thái nghiêm trọng, lãng phí và thất thoát tài nguyên quốc gia.
Trong những thập kỷ qua, rừng tự nhiên đã bị suy giảm nghiêm trọng về diện tích. Bình qn mỗi năm thiệt hại hơn 23.952ha. Nhiều địa phương cho rằng, con số này trên thực tế cao gấp 4 lần. Trong khi, số rừng trồng mới không bù được số rừng bị tàn phá. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, diện tích được che phủ bình qn cả nước chỉ cịn 28,2%, có nơi cịn thấp như Cao Bằng 12%...
Theo báo cáo về thực trạng quản lý, bảo vệ rừng của các tỉnh Tây Ngun, tổng diện tích rừng tồn khu vực khoảng 2,85 triệu ha, độ che phủ là 51,3%. Tuy nhiên, kết quả giải đốn ảnh viễn thám năm 2012, diện tích rừng có trữ lượng cịn 1,8 triệu ha, độ che phủ 32,4%.
Những năm qua, sụt giảm diện tích rừng ở Tây Nguyên diễn ra ở mức độ cao, bình quân hàng năm mất 25.737 ha. Nguyên nhân chủ yếu do chuyển mục đích sử dụng rừng, xây dựng các cơng trình, nơng nghiệp và bị khai thác, chặt phá trái pháp luật [91].
Bên cạnh các cửa khẩu quốc tế chính thức, cịn tồn tại tại hàng loạt "các lỗ thủng biên giới". Đây là các tuyến qua lại biên giới của người dân hai phía, hình thành tự phát, hoặc do lịch sử để lại mà chưa thể kiểm sốt hết được. Dưới áp lực của lợi ích, chúng đã trở thành các kênh trung chuyển bất hợp pháp hàng hóa, tài nguyên, chất thải,... Kéo theo đó là các loại hình tội phạm xuyên biên giới như: Nạn buôn bán trẻ em, phụ nữ, vận chuyển vũ khí các chất gây nghiện qua biên giới,... Đáng ngại hơn nữa là hoạt động bn lậu hàng hóa kém phẩm chất, độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng, hiện đang có chiều hướng gia tăng qua các "đường tiểu ngạch" và xu hướng tỷ lệ cư dân bản địa tham gia hoạt động này cũng tăng lên.
- Tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam ra nước ngoài. Hoạt động mua bán người qua biên giới, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em diễn biến phức tạp,
đặc biệt trên tuyến biên giới Việt - Trung. Ngồi ra, cịn phát hiện nhiều đường dây tuyển mộ, lừa gạt phụ nữ từ các tỉnh tuyến Việt - Lào (Lóng Sập - Sơn La), tuyến Biển (Sầm Sơn - Thanh Hóa)... để bán sang Trung Quốc và lừa gạt phụ nữ từ Lâm Đồng bán sang Campuchia qua địa bàn An Giang.
- Tội phạm ma túy: Những vụ vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam (Trung Quốc, Lào, Campuchia...). Tình trạng bn bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại vẫn diễn biến hết sức phức tạp, nhất là tuyến biên giới đường bộ. Trên tuyến Việt - Lào, tuyến Sơn La - Hịa Bình - Bắc Giang, ở ngoại biên đối diện với Hà Tĩnh, nổi lên hoạt động của các đối tượng người Mông, quốc tịch Thái Lan vận chuyển ma túy về tập kết tại các tụ điểm sát biên giới (khu vực giáp ranh Hà Tĩnh, Việt Nam và Bơ Ly Khăm Xay, Lào) để móc nối vận chuyển về Việt Nam.
- Tội phạm sản xuất, buôn bán tiền giả, hàng giả, gian lận thương mại, buôn lậu, lừa đảo kinh tế, trốn thuế xuất nhập khẩu ở khu kinh tế thương mại tự do, diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng. Nguồn tiền Việt Nam giả chủ yếu được đưa vào trong nước từ khu vực biên giới. Các đối tượng phạm tội chủ yếu vận chuyển hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng của các nước vào Việt Nam tiêu thụ và vận chuyển xăng dầu, lâm thổ sản quý, hiếm từ Việt Nam ra nước ngoài, qua "các lỗ thủng" biên giới và những "kẽ hở" của pháp luật.
Ngồi ra, tình hình bn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cũng xảy ra phức tạp tại nhiều địa phương. Mặt hàng xuất, nhập lậu chủ yếu là than, xăng, dầu, pháo nổ, thuốc lá, gỗ, san hô, gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, đường Thái Lan, hóa chất độc hại, đá bazan, mủ cao su và nhiều hàng hóa gia dụng khác. Tình hình hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật khác cũng xảy ra tại hầu hết các tỉnh biên giới. Đáng chú ý, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép của người
H'mông ở Điện Biên và mua bán, vận chuyển vật liệu nổ trái phép tại Quảng Bình [8].
Tình trạng di cư tự phát vẫn diễn ra. Một phần bắt nguồn từ đời sống khó khăn, một phần là bị các phần tử chống phá lôi kéo tuyên truyền... (đáng