VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI VÙNG CAO ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của văn hoá các tộc người vùng cao đổi với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay (Trang 121 - 123)

2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giớ

VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI VÙNG CAO ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM HIỆN NAY

BẢO AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM HIỆN NAY

Bản thân văn hóa vốn khơng phải là "sức mạnh an ninh" hay "quốc phịng", văn hóa trước hết là văn hóa mà khơng phải cái gì khác, vì nó là "tồn tại đồng nhất với chính nó" (F.W.G.Hegel). Văn hóa vốn dĩ là phương thức sống của cá nhân và cộng đồng, cùng với tất cả những giá trị vật chất và tinh thần nảy sinh và gắn bó với phương thức sống ấy. Văn hóa trong trường hợp này trở thành "sức mạnh" thuận chiều ; còn trong trường hợp khác, có thể biến thành "lực cản" - điều đó phụ thuộc vào năng lực của chủ thể sử dụng chúng.

Công lao lớn của Mác là đã làm cho nhận thức về xã hội trở thành khoa học với phát minh vĩ đại của ông "Quan điểm duy vật về lịch sử"... Theo C.Mác, các hiện tượng xã hội mặc dù được thực hiện thơng qua hoạt động có ý thức, có chủ đích của con người, bởi vậy, xét từ "cái vẻ bề ngồi", chúng khốc lên bản thân hình thái chủ quan, nhưng xét về mặt nội dung (trong kết cục, trong tổng số - V.I.Lênin) chúng mang tính khách quan. Bởi chúng diễn ra theo tính tất yếu, tính quy luật, mà theo C.Mác - không khác gì so với những quy luật trong giới tự nhiên vậy. Thế nên ông cho rằng, lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử (mang hình

thức hoạt động chủ quan có ý thức của các cá nhân trong xã hội) - tự nhiên (với nội dung khách quan bị quy định bởi quy luật).

Cũng như vậy, văn hóa là một hiện tượng xã hội, tồn tại và phát triển theo những quy luật vốn có của nó. Vấn đề là ở chỗ, phát hiện ra những quy luật này và trên cơ sở nhận thức về chúng, vận dụng để đạt được mục tiêu mà

chủ thể đã đặt ra. Trong văn cảnh được xét đến ở đây, hành động phù hợp với quy luật, tính quy luật của văn hóa các tộc người vùng cao - du canh, du cư, xuyên biên giới, phát tán, phi nhà nước, ứng xử theo phong tục, tập quán, luật tục,... sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả cơng tác đảm bảo an ninh biên giới; và ngược lại sẽ kìm hãm vai trị của văn hóa tộc người vùng cao, hoặc gây tổn hại cho công tác đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.

"Phát huy" trong văn cảnh của luận án, được hiểu như việc sử dụng các quy luật văn hóa để nâng cao hiệu quả cơng tác đảm bảo an ninh biên giới; và cũng trên cơ sở của việc nhận thức quy luật để hạn chế những tác động tiêu cực của các hiện tượng văn hóa đối với an ninh biên giới.

Đơn cử như yếu tố văn hóa "du cư" của các tộc người vùng cao, xét về mặt lôgic - sẽ tạo ra hiệu ứng khơng mong muốn cho cơng tác kiểm sốt nhân khẩu và an ninh biên giới. Nhưng nếu biết sử dụng đúng, nó lại là một cơng cụ hữu hiệu để chính quyền thực hiện việc chuyển dịch nhân khẩu đến những vùng biên giới vốn trước đó khơng có người ở. Nhờ vậy mà giữ được đường biên giới pháp lý, chống nạn xâm canh, xâm lấn đến từ bên kia biên giới. Khi đó, chính quyền khơng chỉ bảo vệ đường biên giới bằng hoạt động tuần tra của lực lượng biên phòng; mà còn bằng hoạt động sống của những người dân sống dọc theo tuyến biên giới nữa.

Cố nhiên, khơng chỉ có văn hóa tác động đến an ninh biên giới. Ở đây còn tồn tại hàng loạt yếu tố khác nữa như chính trị, kinh tế... Bởi vậy, trên thực tế, khó có thể quy cho "thành cơng này" hay "thất bại kia" trong công tác an ninh biên giới là do văn hóa. Ở đây, thành cơng hay thất bại là tổ hợp của nhiều nguyên nhân: Bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan, dựa trên khả năng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả kinh tế, chính trị, qn sự và văn hóa.

Theo lơgic của luận án, các đề xuất và khuyến nghị sẽ được triển khai dựa trên các yếu tố văn hóa (mang tính quy luật) đã được phân tích trước đó

trên ba phương diện cơ bản: Chính trị - pháp lý, kinh tế - xã hội và văn hóa -

tư tưởng; trên cơ sở đã ý thức rằng, để có thể phát huy hiệu quả các yếu tố văn

hóa, cần phải tiến hành đồng bộ với phát triển kinh tế, củng cố cơ sở chính trị, cũng như nâng cao năng lực an ninh, quốc phòng, trong tổng thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của văn hoá các tộc người vùng cao đổi với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)